Phụ Nữ Sức Khỏe

Sốt xuất huyết ở trẻ: Triệu chứng và cách chăm sóc tại nhà

Sốt xuất huyết là 1 trong 10 bệnh có thể gây tử vong cao nhất ở trẻ nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách.

Sốt xuất huyết là bệnh do siêu vi trùng Dengue gây ra hoặc do muỗi vằn Aedes Aegypti hút máu của người bệnh mang đến cho người lành. Loài muỗi vằn này thường có ở trong nhà, các góc tối, nơi ẩm thấp và thường hoạt động vào sáng sớm và chiều tối. Đây cũng là thời điểm trẻ thường chơi đùa ở những nơi ao tù, nước đọng, thiếu ánh sáng,... nên sẽ là đối tượng hàng đầu bị muỗi đốt. Ngoài ra, sau khi xâm nhập vào cơ thể, mầm bệnh sốt xuất huyết thông qua đường muỗi đốt sẽ được ủ từ 4 - 6 ngày rồi mới khởi phát.

Sau khi khởi phát, bệnh sẽ có các triệu chứng khó lường và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh cảm sốt thông thường. Lúc này, nếu không được phát hiện chính xác và điều trị kịp thời thì trẻ rất dễ có nguy cơ tử vong. Do vậy, vì tính chất đặc biệt nguy hiểm của sốt xuất huyết, bài viết sẽ chia sẻ một số thông tin liên quan đến triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh để các bậc phụ huynh có thể tham khảo.

Sốt xuất huyết thường hay gặp ở trẻ nếu không biết cách phát hiện sớm, theo dõi và chăm sóc điều trị đúng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Ảnh minh họa: Internet
Sốt xuất huyết thường hay gặp ở trẻ nếu không biết cách phát hiện sớm, theo dõi và chăm sóc điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Ảnh minh họa: Internet

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ

Sốt xuất huyết là căn bệnh có diễn biến rất phức tạp với những biểu hiện được chia thành 3 giai đoạn khác nhau. Đầu tiên, giai đoạn khởi phát, trẻ thường sẽ bị sốt đột ngột, liên tục trên 38 độ C và thường bị nhầm lẫn với bệnh cúm hay nhiễm khuẩn hô hấp. Ngoài ra, trẻ còn có các dấu hiệu điển hình như: Quấy khóc, buồn nôn, nôn trớ, bỏ bú, chán ăn, mệt mỏi, xuất huyết ở lỗ chân lông, chảy máu chân răng. Đặc biệt ở những trẻ lớn thì bệnh sẽ có các triệu chứng như: Nhức đầu, đau hốc mắt, đau nhức các cơ, xương và khớp, mệt mỏi, thậm chí còn bị xuất huyết đường tiêu hóa, nôn hoặc đi ngoài ra máu.

Thứ hai, giai đoạn nguy cấp sẽ có diễn biến phức tạp và nguy hiểm trong vòng từ 3 - 6 ngày. Lúc này, virus gây bệnh sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, số lượng bạch cầu và tiểu cầu. Đồng thời còn kèm theo các dấu hiệu như: Tràn dịch phổi khiến trẻ sưng phù ở vùng bụng, phù nề vùng ổ mắt, đi tiểu ra máu, chảy máu mũi, huyết áp tụt, cơ thể lạnh,... Theo đó, ở giai đoạn này nếu không được điều trị kịp thời thì tình trạng xuất huyết sẽ càng nghiêm trọng và gây trụy tim dẫn đến tử vong.

Cuối cùng là giai đoạn phục hồi sau khi được chăm sóc và chữa trị đúng cách. Lúc này, trẻ sẽ bắt đầu hạ sốt, ăn uống tốt trở lại, khát nước, số lượng tiểu cầu và bạch cầu bắt đầu tăng lên. Tuy nhiên, vẫn cần phải theo dõi sát tình trạng của bệnh cho đến khi trẻ khỏi bệnh hoàn toàn sau khi được bác sĩ chuẩn đoán.

Sốt cao, xuất huyết, nôn mửa, chảy máu cam, đau bụng, đau nhức cơ thể,... là những triệu chứng cơ bản của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ. Ảnh minh họa: Internet

Sốt cao, xuất huyết, nôn mửa, chảy máu cam, đau bụng, đau nhức cơ thể,... là những triệu chứng cơ bản của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ. Ảnh minh họa: Internet

Cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà

Sốt xuất huyết sẽ khiến cơ thể trẻ mất nước, kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn nên cần được tăng cường lượng nước uống hàng ngày. Cụ thể, đối với trẻ dưới 5 tuổi thì cần uống khoảng 500 - 1500 ml nước trong ngày, còn trẻ trên 5 tuổi thì cần uống khoảng 2000 - 2500 ml nước trong ngày.

Theo đó, ngoài nước lọc thì có thể bổ sung cho trẻ các loại nước khác như: Nước chanh, nước cam, nước dừa và một số loại nước ép trái cây. Ngoài ra, nên cho trẻ hấp thụ thức ăn ở dạng lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp. Đồng thời, tránh ăn những thực phẩm có quá nhiều dầu mỡ bởi chúng sẽ gây khó tiêu.

Trong thời gian theo dõi bệnh, không nên cho trẻ ăn uống những thực phẩm sẫm màu như màu đỏ, nâu, đen vì nó sẽ gây khó khăn cho việc xác định tình trạng xuất huyết dạ dày khi nôn ở trẻ. Bên cạnh đó, bố mẹ không được tự ý cho con uống thuốc bừa bãi khi chưa xác định được rõ bệnh lý trẻ mắc phải. Theo đó, cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để tìm ra nguyên nhân chính xác và phải tuân thủ theo đúng pháp đồ điều trị của bác sĩ.

Bảo Bình (TH)

Tin liên quan

Dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết còn kéo dài đến tháng 11

Với gần 100.000 ca mắc tay chân miệng và sốt xuất huyết, các chuyên gia nhận định dịch sẽ còn...

Sốt xuất huyết tái xuất hiện ở ổ dịch cũ tại Nghệ An

20 ngày qua có 29 người dân huyện Diễn Châu mắc sốt xuất huyết.

Mách mẹ cách phòng bệnh cho trẻ khi dịch sốt xuất huyết vào mùa

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với trẻ em, đặc biệt là đối tượng trẻ mầm...

TPHCM: Bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi xuất hiện một số ca nặng

Tình hình bệnh tay chân miệng đang có dấu hiệu phức tạp, thường xuyên có một số ca nặng,...

Triệu chứng bé bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh do vi rút gây ra, phần lớn bệnh nhi có thể tự hồi phục nếu...

Biểu hiện bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm ở trẻ em, cha mẹ không thể lơ là

Bệnh sốt xuất huyết phổ biến ở các nước Châu Á và là một trong những nguyên nhân gây tử...

TPHCM: Đã có trường hợp tử vong đầu tiên do sốt xuất huyết

Trong cuối tháng 6 và tháng 7/2018, tuy giảm so với cùng kỳ 2017 nhưng số ca sốt xuất huyết...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

3 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

3 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

3 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

3 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

3 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

3 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

18 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

18 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình