Phụ Nữ Sức Khỏe

Say xe đã không còn là nỗi lo: Chỉ cần ngậm thứ này ‘một bước ăn ngay’, chẳng tốn kém thuốc thang

Mẹo nhỏ từ loại gia vị quen thuộc này giúp bạn tránh nỗi lo sợ say xe dù có đi xa ‘ngàn dặm’.

Không phải ngẫu nhiên, say tàu xe được bình chọn là một trong những nguyên nhân chủ yếu cản trở một người đến với những chuyến đi xa. Về cơ bản, say tàu xe là hội chứng thường gặp khi di chuyển bằng tàu thuyền, xe hơi hoặc máy bay...

Theo một số thống kê, trung bình cứ ba người sẽ có một người gặp phải tình trạng say tàu xe.

Người mắc hội chứng này phải trải qua cảm giác chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn mửa, đổ nhiều mồ hôi, hạ huyết áp… trong suốt chặng đường. Điều này không chỉ dẫn đến những khó chịu về mặt thể chất, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm chuyến đi.

Say tàu xe được bình chọn là một trong những nguyên nhân chủ yếu cản trở một người đến với những chuyến đi xa. Ảnh : Internet

Thực tế, say tàu xe là hội chứng không thể trị dứt điểm, các giải pháp hiện nay chỉ có thể cải thiện một phần. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều “bí kíp” mà những người say tàu xe có thể tham khảo để cải thiện hoặc khắc phục phần nào vấn đề này, giúp chuyến đi trở nên thoải mái và dễ chịu hơn.

Loại gia vị chống say xe hiệu quả

Theo Tieudung.kinhtedothi, để trị chứng say tàu xe, trước khi khởi hành khoảng 30 phút, nên dùng một khúc gừng tươi bằng cỡ ngón tay cái, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát hoặc nhai nát rồi uống với một cốc nước ấm. Trong suốt hành trình, thỉnh thoảng nên ngậm trong miệng một lát gừng mỏng.

Theo y học cổ truyền gừng có vị cay, tính âm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị. Có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Trong các bài thuốc đông y dù bệnh nhân nhiệt, hư hay thực các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống.

Gừng có nhiều tác dụng. Ảnh: Internet

Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Vì thế việc sử dụng gừng trong điều trị chống say xe vừa dễ vừa đảm bảo hiệu quả, không gây các tác dụng phụ.

Nếu không sử dụng được trà gừng sống thì có thể dùng kẹo gừng. Ngậm kẹo gừng rất tốt vì trong kẹo gừng có chất ngọt sẽ giúp người đi xe ô tô tăng cường tuần hoàn não bớt chóng mặt, đau đầu.

Những mẹo hữu ích trước khi bạn lên tàu xe

Theo Lương y Trần Nam Hoàn - phó chủ tịch Hội Châm cứu TP.HCM chia sẻ trên Tuổi Trẻ Online - cho rằng chính suy nghĩ và nỗi sợ hãi trong mỗi chuyến là "thủ phạm" đi gây ra tình trạng say xe.

Khi chúng ta lo sợ say xe thì sẽ tổn thương đến thận, từ đó làm tổn thương đến tâm. Tâm, thận không giao nhau thì máu đến não và tim thiếu.

Vì thế, khi càng lo sợ thì thận và tâm tổn thương càng nhiều, đồng thời ảnh hưởng đến các bộ phận khác nên xuất hiện triệu chứng chóng mặt, đau đầu, vã mồ hôi, nôn ói... - lương y Nam Hoàn giải thích.

 

Lương y Nam Hoàn khuyến khích người dân không nên nhìn quang cảnh hai bên đường. Ảnh: Internet

Để "tạm biệt" chứng say xe, lương y Nam Hoàn khuyến khích người dân không nên nhìn quang cảnh hai bên đường khi xe đang di chuyển. Thay vào đó cần tập trung làm một việc nào đó trong niềm say mê như nghe những bản nhạc yêu thích, trò chuyện sôi nổi với những vấn đề hấp dẫn… Đồng thời có thể kết hợp xoa vùng sau gáy và vùng cổ tay.

Theo lương y Nam Hoàn, điều quan trọng là người dân cần gạt bỏ nỗi lo lắng, sợ hãi chứng say xe triền miên. Đặc biệt luôn luôn nhắc nhở bản thân rằng không việc gì phải sợ say tàu xe.

Trên thực tế đã có nhiều người thoát khỏi chứng say xe một cách tuyệt vời vì vượt qua nỗi sợ hãi, lo lắng.

Theo Thanh Niên, dưới đây là những việc bạn có thể hạn chế say xe:

Kiểm soát tình hình

Ngồi sau vô lăng có thể làm mất chứng say tàu xe. Người lái xe ít bị say hơn hành khách, có lẽ là do não người lái xe phải tập trung cao độ để điều khiển xe. Đặt mình sau tay lái sẽ giữ được sự thoải mái.

Nếu không thể lái xe, bạn hãy thử ngồi ở ghế trước và nhìn thẳng về phía trước, điều này mang lại cảm giác kiểm soát tốt hơn so với ngồi phía sau.

Nếu phải ngồi ghế sau, hãy thử trò chuyện và phân tâm để giảm bớt nỗi lo. Nếu được thì mở một chút cửa để thông thoáng hoặc tiếp nhận nguồn không khí trong lành và đừng cúi đọc bất cứ gì.

Hạn chế ăn uống

Theo dõi mức tiêu thụ thực phẩm, đồ uống và rượu trước và trong khi đi xe. Trước khi đi xe, tránh uống quá nhiều rượu, thuốc lá, và các loại thực phẩm hoặc đồ uống làm bạn khó chịu hoặc đầy bụng. Thực phẩm nặng mùi, nhiều gia vị hoặc chất béo có thể làm nặng thêm các triệu chứng buồn nôn hoặc say tàu xe.

Chọn chỗ ngồi

Cố gắng chọn một chỗ ngồi mà bạn sẽ ít có cảm giác đang di chuyển nhất. Giữa máy bay ngang khu vực cánh là vị trí êm nhất trên máy bay. Trên tàu, ở khoang thấp hơn cabin, gần trung tâm của tàu thường êm nhất.

Ngồi tránh xa những người bị say tàu xe. Nghe kể về say tàu xe hoặc nhìn thấy người khác say có thể khiến bạn say theo.

Cân bằng tín hiệu cảm giác của bạn

Nếu bạn say xe, hãy nằm xuống để giúp hệ thống cảm giác của bạn trở nên tương thích. Hãy ngồi ở ghế trước tín hiệu của mắt và của tiền đình của tai trong truyền đến não là giống nhau.

Ngoài ra, nhìn thẳng ra phía trước cũng giúp ích rất nhiều. Bạn càng tăng cường sự phù hợp về giác quan, bạn càng ít bị buồn nôn.

Bấm huyệt

Mặc dù hiệu quả của việc bấm huyệt đối với chứng say tàu xe còn chưa rõ ràng, nhưng cũng nên thử - ngay cả khi đó chỉ là hiệu ứng giả dược.

Thông thường, bấm vào huyệt nội quan sẽ giúp giảm cảm giác khó chịu khi đi xe. Huyệt nội quan nằm ở giữa 2 gân ở mặt trong của cổ tay, ở vị trí cách khuỷu cổ tay một khoảng cách bằng 3 ngón tay.

Chỉ cần thuyết phục bản thân rằng bạn có thể đi xe mà không bị say là đã có thể giúp bạn tránh được điều đó.

My My (t/h)

Tin liên quan

Căn bệnh hiếm gặp khiến giáo viên mầm non liệt tứ chi, suy hô hấp nguy kịch

Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình vừa điều trị thành công một bệnh nhân bị viêm thân não -...

Biến thể XBB.1.5 có tốc độ lây lan thế nào?

XBB.1.5 là biến thể phụ Omicron dễ lây truyền nhất được phát hiện cho đến nay.

4 vùng trên cơ thể xuất hiện cơn đau bất thường, bác sĩ cảnh báo bệnh gan chuyển biến xấu,...

4 vùng trên cơ thể bị đau cảnh báo bệnh gan đã đi vào giai đoạn nặng, bạn cần đặc...

Sáng 11/1: Không còn ca COVID-19 nặng thở máy, biến thể phụ XBB.1.5 xuất hiện ở gần 30 nước

Theo thống kê của Bộ Y tế đến nay tròn 10 ngày kể từ đầu năm 2023, Việt Nam không...

Ngộ độc rượu tăng cao cuối năm, đây là cách phòng tránh

Những năm gần đây, ngộ độc rượu công nghiệp methanol luôn có xu hướng gia tăng vào dịp Tết, nguyên...

Số ca Covid-19 tăng, điểm khác biệt của biến thể mới xuất hiện tại Việt Nam

Số ca mắc tăng nhưng vẫn dưới ngưỡng 100 trường hợp. Theo đánh giá của chuyên gia, miễn dịch cộng...

Sáng 10/1: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, điều kiện phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác

Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế chuẩn bị sẵn sàng các phương án, điều kiện phòng,...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

18 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

18 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 9 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 9 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 9 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 13 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 13 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 18 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình