TRẢ LỜI:
1. Về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH:
Điểm a, b, Khoản 1, Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định việc cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải đáp ứng các yêu cầu sau: Do cơ sở khám chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp, người ký giấy theo phân công của người đứng đầu cơ sở đó; Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Về số ngày nghỉ hưởng chế độ BHXH:
Điều 33 Luật BHXH năm 2014 quy định: Khi sảy thai, phá thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa hưởng BHXH như sau: Nghỉ tối đa 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi; nghỉ 20 ngày nếu thai từ 5 - 13 tuần tuổi; nghỉ 40 ngày nếu thai từ 13 - 25 tuần tuổi; nghỉ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên. Thời gian nghỉ việc hưởng các chế độ BHXH trên tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần.
3. Về mức hưởng chế độ thai sản:
Điểm c, Khoản 1, Điều 39 Luật BHXH năm 2014 quy định mức hưởng chế độ thai sản như sau: Mức hưởng 1 ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày (trong đó, mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản).
Theo các quy định trên, bạn liên hệ với cơ sở khám chữa bệnh nơi bạn khám, điều trị khi sảy thai để được xem xét, giải quyết cấp Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH; Bạn sảy thai khi 6 tuần tuổi, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tối đa là 20 ngày. Về mức hưởng BHXH, bạn có thể đối chiếu với trường hợp cụ thể của mình để nghiên cứu, tính toán mức hưởng cụ thể theo số ngày thực tế bác sĩ chỉ định cho nghỉ trên Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH được cấp.
Nếu có thắc mắc liên quan tới các vấn đề về BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp, bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 19009068 của BHXH Việt Nam, hoặc Email: bhxhtraloi@gmail.com để được hỗ trợ, tư vấn trực tiếp.