Phụ Nữ Sức Khỏe

Sau 3 năm COVID-19, thế giới chưa sẵn sàng đối phó đại dịch tiếp theo

IFRC cảnh báo rằng tất cả các quốc gia trên thế giới vẫn chưa sẵn sàng đối phó đại dịch tiếp theo sau khi trải qua ba năm “tàn khốc” của đại dịch COVID-19.

Ngày 30-1, Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) cảnh báo rằng tất cả các quốc gia trên thế giới vẫn chưa sẵn sàng để đối phó đại dịch tiếp theo, sau 3 năm COVID-19 tàn khốc, theo hãng tin AFP.

“Tất cả các quốc gia vẫn chưa sẵn sàng cho các đợt bùng phát trong tương lai” - IFRC nhận xét.

IFRC cảnh báo các nước trên thế giới vẫn chưa sẵn sàng đối phó đại dịch tiếp theo. Ảnh: IFRC

IFRC đánh giá rằng chính phủ các nước trên thế giới hiện nay vẫn chưa có sự sẵn sàng hơn so với năm 2019, thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 bùng nổ. Theo IFRC, dù thế giới đã trải qua ba năm “tàn khốc” của đại dịch COVID-19, các hệ thống ứng phó đủ mạnh mẽ vẫn đang “thiếu trầm trọng".

Do đó, tổ chức này nhấn mạnh việc xây dựng lòng tin, sự công bằng và mạng lưới hành động địa phương là rất quan trọng trong việc sẵn sàng đối phó với cuộc khủng hoảng kế tiếp.

IFRC khuyến nghị các quốc gia cần phải chuẩn bị không chỉ để đối phó một mà hàng loạt các mối nguy hiểm, đồng thời nhấn mạnh xã hội chỉ có thể trở nên thực sự kiên cường thông qua việc lên kế hoạch ứng phó với các loại thảm họa khác nhau vì chúng có thể xảy ra đồng thời.

IFRC cảnh báo cuộc khủng hoảng y tế trong tương lai có thể xảy ra cùng lúc với các thảm họa liên quan tới khí hậu.

Trích dẫn sự gia tăng các thảm họa liên quan đến khí hậu và các đợt bùng phát dịch bệnh trong thế kỷ này, trong đó có đại dịch COVID-19, IFRC cho rằng các hiện tượng thời tiết cực đoan đang gia tăng ở mức độ thường xuyên và khốc liệt hơn trong khi năng lực ứng phó của các quốc gia còn hạn chế.

Bên cạnh đó, IFRC công bố hai báo cáo đưa ra các khuyến nghị nhằm giảm thiểu những thảm họa trong tương lai có quy mô tương tự đại dịch COVID-19.

Đại dịch COVID-19 sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho cộng đồng quốc tế để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc khủng hoảng y tế tiếp theo. Ảnh: REUTERS

"Đại dịch COVID-19 sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho cộng đồng quốc tế để ngay từ bây giờ chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc khủng hoảng y tế tiếp theo. Đại dịch tiếp theo có thể sắp xảy ra. Nếu những trải nghiệm về đại dịch COVID-19 không đẩy nhanh các bước chuẩn bị của chúng ta, thì điều gì mới thúc đẩy chúng ta?” - Tổng Thư ký IFRC Jagan Chapagain đặt câu hỏi.

IFRC cũng kêu gọi những nhà chức trách cần xây dựng niềm tin trong công chúng, nhất quán các thông điệp thì khi đó người dân sẽ sẵn sàng tuân thủ các biện pháp y tế công cộng và chấp nhận tiêm chủng.

Ngoài ra, IFRC chỉ ra rằng đại dịch COVID-19 làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng, với điều kiện vệ sinh kém, tình trạng quá tải, thiếu khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế và xã hội, cũng như suy dinh dưỡng tạo điều kiện cho bệnh tật phát triển.

“Thế giới phải giải quyết các lỗ hổng bất bình đẳng về sức khỏe và kinh tế-xã hội trước khi cuộc khủng hoảng tiếp theo nổ ra” - IFRC nhấn mạnh, đồng thời kêu gọi phát triển các sản phẩm ứng phó với đại dịch với giá thành rẻ hơn, dễ bảo quản và quản lý hơn.

Theo khuyến nghị của IFRC, đến năm 2025, các nước cần tăng ngân sách cho y tế trong nước lên 1% GDP và tài chính y tế toàn cầu lên ít nhất 15 tỉ USD mỗi năm.

Theo Vĩnh Khang/Pháp luật TP.HCM

Tin liên quan

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc thực phẩm sau Tết: Nguyên nhân đến từ sai lầm nhiều người vẫn 'vô...

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài kết thúc với sự xáo trộn về thói quen sinh hoạt, ăn uống, nghỉ...

Sáng 31/1: F0 nặng tăng; WHO tiếp tục duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với đại dịch COVID-19

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy số ca mắc COVID-19 và bệnh nhân nặng đều gia tăng; Tăng...

Nhồi máu não sau chầu rượu ‘tới bến’ ngày Tết

Sau tiệc rượu, nam thanh niên xuất hiện tình trạng nói ngọng, liệt một bên và bị nhồi máu não.

Bộ Y tế: Các biến thể mới của Covid-19 vẫn liên tục xuất hiện

Bộ Y tế thông tin dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, các biến thể mới liên...

Bé gái 3 tuổi ở Hà Nội mắc bệnh lý xoắn dạ dày rất hiếm gặp

Xuất hiện tình trạng đau bụng dữ dội và nôn khan, khi vào Bệnh viện Nhi Trung ương, bé Q.A....

Từ vụ bé 10 tuổi nguy kịch sau khi uống nước ngọt có ga: Chuyên gia phát hiện tác nhân...

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể chết người, nó xảy ra đột ngột...

Hiểu đúng về vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Sự phát triển và hoạt động...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

22 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

22 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 12 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 12 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 12 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 17 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 17 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 21 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 21 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình