Phụ Nữ Sức Khỏe

Sai lầm nguy hiểm khi cho trẻ uống nước ép hoa quả ngày hè nhiều người mắc

Nhiều cha mẹ cứ nghĩ con không ăn được trái cây thì tẩm bổ bằng cách ép nước cho uống, nhất là trong những ngày hè nóng nực hiện nay vì nghĩ vừa có dinh dưỡng vừa giải khát cho con. Thế nhưng, chuyên gia cho rằng, việc cho trẻ uống nước ép hoa quả cần tránh những sai lầm này để không gây hại cho trẻ.

Uống càng nhiều càng tốt với trẻ?

Đây là suy nghĩ của rất nhiều người vì cho rằng hoa quả rất tốt cho sức khỏe nên việc ép nước hoa quả cho con uống càng nhiều càng có lợi. Theo TS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, lợi ích của  nước ép hoa quả không thể phủ nhận. Ngoài việc chứa nhiều vitamin và các khoáng chất tốt cho sức khỏe như đồng, magie, kali… chúng còn là nguồn cung cấp axit folic tốt. Nhưng nước ép hoa quả lại không nên dùng nhiều vì nó bỏ qua chất xơ quý giá. Chính chất xơ giúp cho chúng ta phòng chống ung thư, nhất là ung thư đường tiêu hoá.

Nếu so sánh giữa nước hoa quả và hoa quả nguyên miếng, hoa quả nguyên miếng sẽ có nhiều dinh dưỡng và tốt hơn cho sức khỏe. Bởi khi lượng nước, đường trong trái cây chuyển hóa mau hơn làm đường huyết tăng. Trung bình có 140 calo có trong 250 ml nước ép hoa quả. Một ly nước ép 100% nước ép trái cây khoảng 180ml có thể thay thế cho một phần ăn trái cây nhưng giá trị dinh dưỡng sẽ không cao bằng.

Nhiều cha mẹ còn cho trẻ uống nước ép hoa quả thay nước lọc. Điều này cũng không tốt. Phần lớn nước hoa quả đều cung cấp một lượng đường nhất định cho cơ thể trẻ, nếu uống nước hoa quả thay nước lọc hàng ngày sẽ khiến bé bị béo phì, thậm chí tiểu đường. Uống quá nhiều làm đầy dạ dày và làm giảm sự thèm ăn với các thực phẩm bổ dưỡng khác của trẻ. Từ đó dẫn tới mất cân bằng dinh dưỡng, trẻ dù nhận được nhiều calo nhưng chủ yếu từ đường hoặc carbohydrate và thiếu chất đạm, các chất béo… Ngoài ra, uống quá nhiều nước trái cây có thể góp phần gây ra tiêu chảy và các vấn đề về tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi.

Ép nhiều một lúc để tủ lạnh uống dần

Ảnh minh họa

Nhiều gia đình có thói quen ép nước hoa quả bỏ tủ lạnh cho trẻ uống dần. Điều này làm cho chất dinh dưỡng trong hoa quả bị thay đổi tuyến tính, giảm bớt tác dụng hoặc có thể gây rối loạn tiêu hoá. Một số loại nước hoa quả để vài giờ trong tủ lạnh mất chất, thậm chí còn xuất hiện vị đắng như nước cam. Hơn nữa, trẻ uống nhiều nước lạnh cũng không thực sự tốt.

Cho trẻ dưới 1 tuổi uống nước hoa quả ép

BS Lê Thị Hải – Nguyên Giám đốc Trung tâm tư vấn dinh dưỡng (Viện dĩnh dưỡng quốc gia) cho rằng, trẻ dưới 6 tuổi quan trọng nhất vẫn là được bú sữa mẹ đầy đủ. Nước lọc hay nước hoa quả không được khuyến khích cho bé sử dụng. Khi mẹ cho bé uống nước ép trong 6 tháng tuổi ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng khiến quá trình phát triển tự nhiên của cơ thể trẻ bị chậm lại.

Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cũng khuyến cáo trẻ em dưới 1 tuổi không nên cho uống nước trái cây, mặc dù nhiều bác sĩ nhi khoa khuyên dùng một lượng nhỏ nước trái cây cho trẻ em bị táo bón. Ngoài ra, nếu bạn cho trẻ uống nước trái cây, thì đó phải là nước trái cây tiệt trùng 100% và không phải là thức uống trái cây đóng chai sẵn.

Lượng nước ép trái cây với trẻ từ 1 - 3 tuổi không được quá 120ml mỗi ngày; Trẻ em từ 4 - 6 tuổi khoảng 120-180ml/ ngày; Trẻ em từ 7 đến 18 tuổi, không được quá 220ml mỗi ngày.

Cho trẻ uống nước quả ép trước khi đi ngủ

Việc làm này sẽ làm cho trẻ gặp những vấn đề về răng miệng do thường xuyên phải tiếp xúc với đường. Khi cho trẻ uống nên rót ra cốc thông thường, tránh để trẻ tu chai vì khó kiểm soát được lượng tiêu thụ của trẻ.

Uống nước ép tốt hơn ăn hoa quả trực tiếp

Đây là quan điểm phổ biến của rất nhiều bậc cha mẹ trẻ hiện nay. Họ thường nghĩ ăn hoa quả trực tiếp không thể bằng uống nước ép. Thực tế, một số hoa quả chứa nhiều cellulose không phải dễ hấp thụ được nhưng có tác dụng tăng cường nhu động ruột và giúp đại tiện thuận lợi. Hơn nữa trẻ vẫn cần tới các chất xơ trong hoa quả và việc nhai nghiền hoa quả để phát triển răng và cơ hàm. Nên khuyến khích trẻ ăn trái cây tươi là tốt nhất.

Theo P.Thuận/Giadinh.net

Tin liên quan

Nhiều bé bị thủng thực quản, tụ mủ sau họng, khó thở dữ dội vì cha mẹ cho ăn dặm...

Thời gian gần đây, có không ít tai nạn nguy hiểm liên quan đến việc ăn dặm của trẻ. Việc...

4 cách trị lười ăn cho bé, mẹ nào cũng nên biết

Với những bí quyết dưới đây mẹ có thể dễ dàng trị lười ăn cho bé khiến con ăn thun...

7 tác dụng của bưởi đối với sức khỏe bé yêu mẹ không nên bỏ qua

Không những tăng cường khả năng miễn dịch, hỗ trợ sự phát triển của răng lợi, tóc, bưởi còn mang...

Để con nhỏ tránh xa bệnh vặt trong mùa hè, bố mẹ hãy nâng cao sức đề kháng cho con...

Mùa hè nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều virus, vi khuẩn gây bệnh....

Cho trẻ dùng mỹ phẩm, cái giá phải trả quá đắt khi trẻ dậy thì sớm

Theo các chuyên gia, trẻ dậy thì sớm ngày càng nhiều và một trong những điều đó do cha mẹ...

Mẹ của CEO và bác sĩ nổi tiếng chỉ ra sai lầm mà cha mẹ thường mắc khi nuôi dạy...

Một trong số ba người con của bà đang là CEO của Youtube với tổng tài sản lên đến gần...

8 câu nói giúp trẻ phát triển trí thông minh cảm xúc, cha mẹ nên biết để nói với con...

Bởi vì cách thể hiện/ đối phó với cảm xúc của chính bản thân mình là điều trẻ rất cần...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

4 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

4 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

4 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

4 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

4 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

4 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

19 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

19 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình