Phụ Nữ Sức Khỏe

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em - Căn bệnh chớ nên xem thường!

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một trong những chứng bệnh phổ biến. Bệnh sẽ khỏi hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên các phụ huynh không nên chủ quan với những biến chứng có thể xảy ra đối với trẻ.

Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là gì?

Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng cơ vòng hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường gây nên tình trạng đau bụng và những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn. So với các loại bệnh khác thì rối loạn tiêu hóa là một căn bệnh phổ biến, có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau và tái đi tái lại nhiều lần ở người bệnh.

roi loan tieu hoa o tre em 1
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em dưới 1 tuổi thường dẫn đến hậu quả suy dinh dưỡng - Ảnh minh họa: Internet

Ở trẻ nhỏ, bệnh rối loạn tiêu hóa cũng là hiện tượng co thắt cơ vòng nhưng khác với người lớn, khi rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển sau này của bé.

Giai đoạn phát triển cơ thể của trẻ dưới 12 tháng cần một lượng dinh dưỡng ổn định nhưng khi bệnh xuất hiện, lượng dinh dưỡng sẽ bị thiếu hụt đáng kể. Vì vậy, rối loạn tiêu hóa ở trẻ em dưới 1 tuổi thường dẫn đến hậu quả suy dinh dưỡng, phát triển chậm cả về thể chất và trí não, hệ miễn dịch từ đó bị suy giảm đáng kể.

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Trẻ dưới 6 tuổi có sức đề kháng lẫn hệ tiêu hóa còn yếu nên dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng... Đây chính là nguyên nhân rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất ở lứa tuổi này.

Kháng sinh cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Khi kháng sinh đi vào cơ thể, chúng không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng sinh thái đường ruột, dẫn đến hệ tiêu hóa bị rối loạn.

Trẻ có thể bị rối loạn khi sống ở một môi trường có chất lượng vệ sinh kém từ ô nhiễm nguồn nước cho đến nguồn thực phẩm.

Trên thực tế, các bệnh khác như: viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản... cũng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Một khi mắc những bệnh này, trẻ thường sẽ bị tiết ra đờm chứa vi khuẩn, thay vì khạc nhổ ra ngoài, trẻ lại nuốt dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa.

Những thực phẩm nhiều dầu mỡ, bánh kẹo ngọt, lạp xưởng, xúc xích và những đồ uống có gas, nước ngọt. Đây đều là những loại thực phẩm không tốt cho cơ thể của trẻ đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa.

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Táo bón

Đây là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa ở trẻ em rất hay gặp vì hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện, đặc biệt khi trẻ ăn những thực phẩm khó tiêu hoá như: thức ăn cứng, chứa quá nhiều dầu mỡ, các loại đạm nóng khó tiêu... đều có thể dẫn đến táo bón.

roi loan tieu hoa o tre em 2
Khi bị táo bón, trẻ dễ dàng bỏ bữa vì khó chịu, biếng ăn khiến cơ thể suy dinh dưỡng - Ảnh minh họa: Internet

Kèm theo đó, khi trẻ bị táo bón, trẻ dễ dàng bỏ bữa, biếng ăn khiến cơ thể không hấp thụ các chất dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển thể chất và não bộ.

Đi ngoài phân sống

Sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại trong đường ruột là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi ngoài phân sống. Thông thường đường ruột của người bình thường có một hệ vi sinh vật sống cộng sinh với 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn, nó giúp cho quá trình tiêu hóa cũng như hấp thụ chất dinh dưỡng và thải trừ chất độc hại diễn ra bình thường.

Ngược lại, khi các vi khuẩn có lợi giảm xuống, các vi khuẩn có hại tăng lên sẽ gây ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột với các triệu chứng thường gặp như: đi ngoài phân lỏng, phân sống, đôi khi có lẫn chất nhầy, có thể kèm theo đầy bụng.

Tiêu chảy

roi loan tieu hoa o tre em 3
Khi bị tiêu chảy nhiều và kéo dài, trẻ rất dễ bị mất nước, mất chất điện giải - Ảnh minh họa: Internet

Tiêu chảy là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi bị tiêu chảy nhiều và kéo dài, trẻ rất dễ bị mất nước, mất chất điện giải, nguy hiểm hơn là trẻ có thể dẫn tới tử vong nếu không được xử trí kịp thời.

Nôn trớ

Đây là tình trạng hay gặp đối với trẻ nhỏ khi đường tiêu hóa chưa hoàn thiện. Tuy nhiên tình trạng này sẽ hết khi cấu trúc hệ tiêu hóa của trẻ dần phát triển hoàn chỉnh.

Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh cũng tương tự trẻ lớn, bao gồm: nôn trớ, bú kém, đau bụng, quấy khóc, tiêu chảy hoặc táo bón…

Cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Hiện tại chưa có thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em đặc hiệu. Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em chủ yếu là điều trị tùy theo triệu chứng, biểu hiện bệnh của trẻ như bổ sung nước, điện giải trong trường hợp tiêu chảy mất nước.

Điều quan trọng là tìm và điều trị nguyên nhân đằng sau gây nên biểu hiện rối loạn tiêu hóa, như dùng thuốc kháng sinh trong các trường hợp nhiễm trùng đường ruột.

Bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa của trẻ: các vi khuẩn có lợi khi đi vào đường ruột sẽ ngăn chặn và ức chế vi khuẩn có hại, lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp giảm dần các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

roi loan tieu hoa o tre em 4
Khi trẻ có các triệu chứng của rối loạn hệ tiêu hóa, phụ huynh cần đưa trẻ đến khám ở các cơ sở y tế - Ảnh minh họa: Internet

Đặc biệt, khi trẻ có các triệu chứng của rối loạn hệ tiêu hóa, phụ huynh cần đưa trẻ đến khám ở các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, đưa ra chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp cho trẻ.

Cha mẹ hoặc người thân không nên tự ý cho trẻ uống các loại thuốc kháng sinh, thuốc đau bụng hoặc tiêu chảy – táo bón mà không thông qua chỉ định bác sĩ, có thể khiến bệnh tình của bé nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng sức khỏe sau này.

Phòng ngừa rối loạn tiêu hoá ở trẻ em

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nên ăn gì?

Những thực phẩm có lợi mà phụ huynh nên lựa chọn cho trẻ là những loại thực phẩm giàu chất xơ. Các loại rau củ quả, ngũ cốc hoặc các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt đều là những thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Chúng đóng vai trò trong việc giữ và lọc thức ăn trong hệ tiêu hóa để lấy năng lượng và dinh dưỡng, đẩy các chất thải còn lại ra ngoài.

Hạn chế những đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ, phụ huynh nên nấu ăn ở nhà để đảm bảo thực phẩm sạch, đủ chất và an toàn vệ sinh thực phẩm. Cần dạy trẻ rửa tay kỹ bằng xà phòng trước khi ăn cũng như là cách ăn uống điều độ, đúng giờ.

roi loan tieu hoa o tre em 5
Tránh gây căng thẳng, áp lực khiến trẻ ăn mất ngon - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó phụ huynh nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Việc cung cấp một lượng nước vừa đủ cho cơ thể mỗi ngày có thể giúp thức ăn loãng ra, dễ di chuyển trong đường ruột.

Một vấn đề rất quan trọng đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh là nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để nâng cao sức đề kháng của trẻ.

Rèn luyện thói quen ăn uống khoa học

Khi ăn phụ huynh nên nhắc nhở trẻ nhai kỹ thức ăn. Hoạt động nhai giúp nghiền thức ăn thành nhiều mảnh nhỏ và hòa trộn chúng cùng với các enzyme có trong nước bọt. Việc này khiến trẻ cảm thấy ngon miệng và dễ tiêu hóa hơn.

Tránh gây căng thẳng, áp lực khiến trẻ ăn mất ngon, ức chế quá trình tiêu hóa và hấp thu. Cần tạo cho trẻ sự thoải mái và thích thú khi ăn.

Rèn luyện thể chất mỗi ngày

Thói quen tập thể dục, vận động hàng ngày cũng có thể giúp trẻ ăn uống ngon miệng cũng như giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.. Lưu ý một điều là không nên cho trẻ vận động mạnh ngay sau khi ăn no.

roi loan tieu hoa o tre em 6
Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ để tăng cường hệ miễn dịch và tránh được những căn bệnh nguy hiểm - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh hay các loại thuốc giảm đau bụng, tiêu chảy, táo bón để điều trị khi trẻ có các biểu hiện của rối loạn hệ tiêu hóa mà chưa có hướng dẫn của bác sĩ, vì chúng có thể làm bệnh tình nặng hơn, làm chậm trễ và giảm hiệu quả của việc điều trị sau này.

Tóm lại, bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em hoàn toàn có thể được điều trị khỏi, ít khi gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, chứng bệnh này có thể mang lại nhiều phiền toái và cản trở trực tiếp sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Vì vậy, trẻ cần được chăm sóc, phòng ngừa và phát hiện bệnh để điều trị kịp thời và đúng đắn.

Thảo Đỗ (T.H)

Tin liên quan

Trẻ nhỏ cũng mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Nhiều cha mẹ đã vô cùng hoang mang khi biết con nhỏ tuổi đã mắc gan nhiễm mỡ. Các chuyên...

Giải tỏa stress và lo âu cho trẻ, cách nào?

Hàng ngày, ta vẫn nghe những tin tức như một bé gái bị xâm hại đến phải điều trị vì...

Dạy điều hay lẽ phải nhưng cha mẹ Việt lại vô tình thể hiện sự 'khôn vặt' trước mặt con

Chị Phan Hồ Điệp, mẹ của cậu bé thần đồng nổi tiếng Đỗ Nhật Nam, đã có những chia sẻ...

'Bác sĩ cứu con em, 6 tuổi cháu đã có kinh nguyệt!'

Một bà mẹ hốt hoảng dắt đứa con gái chạy vào phòng khám, “bác sĩ ơi, cứu con em với,...

Nhận biết viêm ruột thừa ở trẻ

Con tôi 3,5 tuổi. Cháu rất hay bị đau xung quanh vùng bụng. Gần đây có rất nhiều trường hợp...

Cô bé nhận bài học nhớ đời vì vứt đồ mẹ mua

Cầm chiếc hộp bút mẹ mới mua, Presleigh (Florida, Mỹ) không vui mà phát cáu, ném món đồ vào thùng...

Nhổ răng quá sớm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của trẻ

Khi răng của trẻ bắt đầu nhú lên, cần sử dụng bàn chải đánh răng trẻ em phù hợp và...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

16 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

17 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 7 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 7 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 7 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 11 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 11 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 16 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 16 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình