Theo các chuyên gia đầu ngành, nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung chính là virus human papilloma virus (viết tắt: HPV). Virus này thường lây nhiễm ở nam và nữ có hoạt động tình dục. Ngoài lây truyền qua đường tình dục, virus HPV có thể lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp trong những trường hợp như dùng chung quần áo, dụng cụ thăm khám sản phụ khoa, hôn, quan hệ bằng miệng, mơn trớn bên ngoài vùng sinh dục… Có thể nói loại virus này dễ lây nhiễm hơn cả HIV.
Ung thư cổ tử cung không xảy ra đột ngột mà âm thầm trải qua nhiều giai đoạn. Từ lúc nhiễm HPV rồi gây nên những biến đổi bất thường ở tế bào cổ tử cung, các tổn thương tiền ung thư rồi đến ung thư, kéo dài khoảng 10-15 năm. Trong giai đoạn tiền ung thư, hầu như không có triệu chứng gì đặc biệt, do đó không thể nhận biết đã mắc bệnh nếu không đi khám phụ khoa, xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Vì vậy, khi phát hiện ra bệnh nhờ vào các dấu hiệu như chảy máu âm đạo bất thường, ra dịch âm đạo bất thường, đau sau quan hệ tình dục; đau vùng chậu, hay lên cơn đau âm ỉ… thì lúc đó bệnh đã phát triển vào giai đoạn nặng.
Mối nguy hiểm khi quan hệ với người ung thư cổ tử cung
HPV có 150 chủng virus. Và hơn 40 chủng trong số này có thể lây truyền qua đường tiếp xúc da khi quan hệ tình dục và oral sex. Chính vì vậy, hơn một nửa số người từng quan hệ tình dục nhiễm một hoặc nhiều chủng virus HPV ở thời điểm nào đó trong cuộc đời. Nếu cơ thể chúng ta có hệ thống miễn dịch tốt thì có thể tự đào thải những chủng virus này. Tuy nhiên, không phải lúc nào hệ miễn dịch cũng làm việc tốt vì thế khi quan hệ với người bị ung thư cổ tử cung, bạn sẽ có nguy cơ nhiễm virus HPV rất cao.
Với các virus HPV lành tính thì sẽ không gây ung thư, song có thể gây mụn cóc sinh dục. Hơn 90% mụn cóc sinh dục ở nam giới và phụ nữ là do chủng HPV 6 và 11 gây nên. Còn chủng HPV 16 và 18 gây ra hầu hết các bệnh ung thư liên quan đến HPV, có thể gây ung thư âm đạo, hậu môn và dương vật. Gần đây, theo nhiều nghiên cứu virus này còn bị có thể liên quan đến ung thư họng.
Đối với nam giới, khi nhiễm HPV, quan hệ tình dục đồng giới có nguy cơ mắc ung thư hậu môn cao gấp 17 lần so với những người đàn ông có quan hệ tình dục khác giới. Đối với nữ, nếu quan hệ đồng giới, nhiễm virus HPV không đồng nghĩa sẽ bị ung thư cổ tử cung, bởi virus HPV có nhiều chủng khác nhau. Trong đó 90% trường hợp cơ thể có thể làm sạch khi bị nhiễm loại virus này. Nhưng vẫn có vài chủng HPV có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Do đó khi nhiễm HPV, bạn nên theo dõi và phát hiện sớm tổn thương gây ra. Để có thể điều trị sớm và bảo tồn được chức năng sinh sản.
Làm sao để ngăn chặn ung thư cổ tử cung?
Để ngăn chặn ung thư cổ tử cung an toàn và hiệu quả nhất, bạn nên đi tiêm phòng vắc xin ngăn ngừa virus HPV. Đồng thời thiết lập lối sống lành mạnh, sinh hoạt tình dục an toàn, sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ. Cần hạn chế số bạn tình và chung thủy với một người.
Không chỉ có nữ, mà nam giới cũng cần phải tiêm phòng vắc xin ngừa virus HPV. Các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng vắc xin cho bất kỳ nam giới đã qua tuổi 21, người có quan hệ tình dục, người có hệ miễn dịch bị suy yếu hay nhiễm HIV. Thuốc dùng để ngừa virus HPV rất an toàn và hiệu quả, không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Vì thế, cả nam lẫn nữ trong độ tuổi sinh sản cần phải đi tiêm phòng vắc xin HPV để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Lưu ý là thuốc chủng ngừa HPV không phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục khác hoặc điều trị bị nhiễm HPV hiện tại hoặc các bệnh liên quan đến HPV.