Phụ Nữ Sức Khỏe

Quả bầu - Món ăn bài thuốc

Theo Đông y, bầu vị hơi nhạt, tính mát (có tài liệu lại cho là vị ngọt, tính lạnh), có công hiệu giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận phổi, trừ ngứa; chủ trị các chứng như trướng bụng, phù thũng, tiểu tiện ít, phổi nóng, ho...

Cây bầu còn gọi là bầu nậm, bầu đất, bầu canh, tên khoa học Lagenaria siceraria (Molina) Standl, thuộc họ bầu bí (Cururbitaceae). Là loại cây dây leo thân thảo, được trồng ở vùng nhiệt đới, cây có tua cuốn phân nhánh và phủ nhiều lông mềm màu trắng. Quả bầu không chỉ là món ăn bổ mát còn được dùng làm thuốc, bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là quả và hạt.

Quả bầu và canh bầu.

Theo Đông y, bầu vị hơi nhạt, tính mát (có tài liệu lại cho là vị ngọt, tính lạnh), có công hiệu giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận phổi, trừ ngứa; chủ trị các chứng như trướng bụng, phù thũng, tiểu tiện ít, phổi nóng, ho...Cụ thể là thịt quả bầu vị ngọt, tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, trừ độc, được dùng trị chứng đái rắt, phù nề, đái tháo, mụn lở... Vỏ bầu vị ngọt, tính bình, lợi tiểu, tiêu thũng nên cũng được dùng cho các chứng bệnh phù thũng, bụng trướng. Hạt bầu đun lấy nước súc miệng chữa bệnh sưng mộng răng lợi răng lung lay, tụt lợi. Lá bầu có vị ngọt, tính bình có thể làm thức ăn chống đói. Tua cuốn và hoa bầu có tác dụng giải thải nhiệt độc, nấu tắm cho trẻ em phòng ngừa đậu, sởi, lở ngứa. Quả bầu già sắc lấy nước uống có tác dụng lợi tiểu, ..

Dưới đây xin giới thiệu bài thuốc chữa bệnh:

Bài 1: Quả bầu 50 - 100g nấu thành canh ăn hằng ngày. Dùng cho bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường hay bị tiểu rắt hay máu nóng.

Bài 2: Quả bầu 50g đun lấy nước uống thay trà trong ngày. Dùng cho bệnh nhân bị ho nóng phổi.

Bài 3: Hạt bầu 20g, ngưu tất 20g, nấu lấy nước ngậm và súc miệng ngày 3 - 4 lần. Dùng cho những bệnh nhân bị răng lung lay, viêm tụt lợi. súc miệng ngày 3 - 4 lần.

Bài 4: Quả bầu tươi 500g, rửa sạch vắt lấy nước cốt và trộn đều với 250ml mật ong rồi uống ngày 2 lần, mỗi lần 30 - 50ml dùng để chữa sỏi đường niệu, tăng huyết áp. Mỗi liệu trình từ 5-7 ngày.

Tuy nhiên không sử dụng bầu cho những người bị phong hàn, ăn không tiêu vì bầu có tính mát nên sẽ gây đau bụng nếu ăn nhiều.

Theo BS. Trần Văn Thuấn/ Sức khỏe & Đời sống

Tin liên quan

6 món ăn thuốc từ thịt dê

Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà...

Món ăn, bài thuốc từ cá trê

Không chỉ là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cá trê còn có tác dụng chữa bệnh...

Món ăn chữa cảm lạnh

Cảm lạnh thường gặp vào mùa đông xuân, thuộc hội chứng cảm phong hàn trong Y học cổ truyền. Người...

Món ăn - Bài thuốc từ bí đao

Bí đao còn có tên bí xanh (vỏ màu xanh có hoặc không có phấn). Tên Hán là đông qua....

8 món ăn, bài thuốc cho người bệnh dạ dày

Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống. Do...

Món ăn bài thuốc tốt cho người bệnh tim mạch

Người bệnh tim mạch thường e ngại các món ăn được chế biến từ thịt lợn, nhất là phủ tạng...

Món ăn, bài thuốc giúp sáng mắt

Theo quan niệm của Y học cổ truyền mắt và tạng can có quan hệ với nhau, nên khi can...

Tin mới nhất

Minh Hằng tiết lộ thức uống "rẻ tiền" thường dùng mỗi sáng, giúp da đàn hồi, trắng sáng bước sang...

8 giờ trước

Chưa kịp chào đời, cặp 'rồng vàng' nhà Phương Oanh - Shark đã được chuẩn bị phòng riêng 'toàn mùi...

8 giờ trước

Chân dài từng công khai chê bai Đỗ Thị Hà: Chạm tới hào quang năm 15 tuổi rồi lẵng lẽ...

8 giờ trước

'Bóc trần' mức cát-xê của Dương Mịch trong Cáp Nhĩ Tân 1944 giữa lúc tranh cãi về diễn xuất

8 giờ trước

TP.HCM: Cảnh báo một căn bệnh đang tăng bất thường, nguy cơ biến chứng nặng ở trẻ em

8 giờ trước

Ca tử vong đầu tiên do sốt xuất huyết ở TP.Huế

8 giờ trước

Cách hạn chế say tàu xe khi đi du lịch, về quê

8 giờ trước

WHO nói gì về nguy cơ dịch cúm gia cầm

8 giờ trước

Những thực phẩm tốt cho mắt bạn nên dùng hàng ngày 

12 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình