Phụ Nữ Sức Khỏe

Phụ nữ mang thai và stress

Đối với phụ nữ mang thai, khả năng đáp ứng đối với những thay đổi về áp lực công việc, tình cảm, đời sống sẽ thấp hơn nhiều so với người bình thường.

Do đó, nguy cơ bị stress trong thai kỳ là rất lớn.

Vì sao phải quan tâm đến stress?

Với người bình thường stress còn gây nhiều hệ lụy tới sức khỏe, vì vậy, với phụ nữ mang thai thì vấn đề này nghiêm trọng theo cấp số nhân. Việc quan tâm đúng mức sẽ giúp cho thai phụ vượt được qua dễ dàng. Cụ thể, nếu phải chịu đựng tình trạng stress kéo dài sẽ tác động xấu đến sức khỏe của chúng ta.

Stress làm tăng nguy cơ dẫn đến các tình trạng bệnh lý như tăng huyết áp, trầm  cảm. Stress cũng có thể làm nặng thêm những tình trạng bệnh lý đang có sẵn. Ví dụ, một bệnh nhân bị tiểu đường và luôn chịu stress trong cuộc sống thì việc điều trị sẽ rất kém hiệu quả vì kiểm soát đường huyết trong trường hợp này là rất khó.

Khi bị stress có các biểu hiện về thể chất: đau ngực, nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp thở, đau đầu, thay đổi thị lực, nghiến răng, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, đau cơ. Chúng ta thường có các vấn đề về thần kinh như: lẫn lộn, chứng quên, ác mộng, không tập trung, mất ngủ.

Ngoài ra, còn các biểu hiện về tâm lý: cảm giác lo âu, tội lỗi, đau khổ, sợ hãi, bất hợp tác, lo lắng, thất vọng, cô đơn. Có những cơn giận dữ hoặc muốn khóc.

Về xã hội: tách biệt với những người khác, ăn quá nhiều hoặc không thèm ăn gì cả, uống nhiều rượu, dùng thuốc gây nghiện.

Người mẹ mang thai cần đi khám định kỳ.

Thai phụ stress gây nhiều tác hại cho con

Stress là cách mà cơ thể chúng ta phản ứng lại một điều gì đó vượt ra khỏi giới hạn chịu đựng bình thường, có thể gây nguy hiểm, hoặc gây phiền nhiễu cho chúng ta. Hầu như bất cứ điều gì cũng có thể gây ra stress. Mỗi người đáp ứng với tình trạng stress theo cách riêng của cơ thể họ.

Một tình huống gây stress kinh khủng cho người này có thể chẳng có vẻ gì là stress đối với người kia. Do giới hạn gây ra stress là khác nhau đối với mỗi người như vậy và do sự đáp ứng đối với stress là đa dạng đối với từng người, từng tình huống nên rất khó để đánh giá stress tác động đến thai kỳ như thế nào.

Các nghiên cứu cho thấy stress trong thời gian mang thai có thể gây tác hại lập tức và dài hạn cho thai. Phụ nữ có thai với thời gian thai kỳ ngắn hơn, tỷ lệ thai chết lưu cao hơn và tác động này rõ nét nhất nếu bị stress ở 3 tháng đầu thai kỳ. Còn nếu stress xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ thì nguy cơ cao nhất là thai nhẹ cân.

Người mẹ mang thai cần đi khám định kỳ

Dù stress xảy ra ở bất cứ thời điểm nào cũng làm tăng nguy cơ tử vong sơ sinh. Còn tần suất rối loạn stress sau chấn thương trong thời gian thai kỳ ước tính vào khoảng 3,5% và các phụ nữ này có nguy cơ cao bị thai lạc chỗ, sẩy thai, nôn nhiều và chuyển dạ sớm.

Tần suất rối loạn trầm cảm chủ yếu trong thời gian mang thai ở phụ nữ khoảng từ 13% - 20%. Ngoài ra, trầm cảm còn liên quan đến các tai biến khác như sẩy thai, chảy máu trong thời gian thai kỳ, sức đề kháng động mạch tử cung cao hơn và gia tăng nguy cơ sinh mổ.

Thai nhi của các bà mẹ trầm cảm cũng biểu lộ sự khác biệt về hành vi trong tử cung. Nhịp tim của chúng cũng khác biệt nếu so với thai nhi của nhóm bà mẹ không bị trầm cảm. Trầm cảm có thể dẫn đến các hành vi có hại cho sức khỏe thai nhi ở bà mẹ như hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng ma túy và tăng cân.

Họ cũng ít khi khám thai định kỳ, ăn kém dẫn đến tình trạng không tăng đủ trọng lượng cần thiết ở người mẹ và khả năng tự chăm sóc bản thân cũng kém.

Một vài nghiên cứu cho thấy stress mức độ nặng có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai lên 3-4 lần hoặc đẻ non hoặc sinh con nhẹ cân lên gấp 2 lần. Người ta lý giải sự liên quan này có thể do bà mẹ đã làm những việc để giảm stress như ăn ít, ngủ kém, uống rượu, dùng thuốc ngủ hay ma túy. Ngoài ra, ở những phụ nữ mang thai bị stress, người ta tìm thấy chất coticotrophin hormon (CRH) trong máu tăng cao; chất này cản trở sự chuyển chất dinh dưỡng và oxy từ máu mẹ qua nhau thai để sang thai nhi.

Làm gì để giảm stress?

Mang thai là thời kỳ mà người phụ nữ gặp nhiều vất vả. Bạn cần tự động viên chính mình rằng những khó chịu trong cơ thể chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn và không nên quá lo lắng vì sức khỏe của cả hai mẹ con.

Kết hợp việc tập thể dục nhẹ nhàng (bơi lội, đi dạo hay kéo giãn các cơ...) và các hoạt động giúp cơ thể thư giãn như ngồi thiền, yoga hay hít thở sâu... Các bài tập thể dục trong thai kỳ sẽ giúp hạn chế cảm giác khó chịu trong người, đồng thời những hoạt động thư giãn sẽ làm dịu thần kinh, cơ thể và cả tâm hồn.

Đừng quên rằng bạn đang mang thai. Sẽ có những giới hạn nhất định giữa một bà bầu với một người phụ nữ bình thường. Do đó, bạn nên giảm bớt các hoạt động nặng nhọc và có thể yêu cầu sự hỗ trợ từ người thân, để phụ giúp bạn các công việc thường ngày trong gia đình.

Ảnh minh họa: Internet

Hãy tâm sự, kể ra những suy nghĩ, cảm giác của bạn với bạn bè, người thân trong gia đình, thủ trưởng hoặc với chuyên gia về sức khỏe. Đừng ngại ngần khi cần sự hỗ trợ.

Cần luyện tập những thói quen tốt cho sức khỏe như: Chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý, uống nhiều nước; Nghỉ ngơi đầy đủ theo nhu cầu cơ thể; Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ; Hoạt động thể lực vừa sức như chỉ dẫn của chuyên gia; Tránh xa những tình huống hoặc những người có khả năng gây stress cho bạn; Cố gắng thư giãn và cười lên. Hãy tìm một sở thích nào đó và thực hiện, như xem phim, nghe nhạc, đọc sách, đi mua sắm...

Theo ThS. BS. Ngô Thị Yên/Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

Trước khi muốn có con, hãy nâng cao chất lượng trứng

Trứng là một trong những yếu tố quan trọng giúp việc thụ thai thuận lợi và em bé khỏe mạnh....

Tập yoga cho bà bầu an toàn tuyệt đối: Mẹ cần lưu ý những gì?

Các động tác yoga rất đa dạng và phù hợp cho từng giai đoạn của thai kỳ, yoga giúp cho...

Bác sĩ sản khoa bật mí cách chăm sóc 'cô bé' khoa học trong thời kỳ kinh nguyệt

Trong thời kỳ kinh nguyệt nhiều chị em không biết cách chăm sóc “cô bé” cẩn thận nên dễ bị...

Hải Băng triệt sản sau khi bất chấp tính mạng sinh con thứ ba

Nữ ca sĩ chủ động xin làm thủ thuật thắt ống dẫn trứng ngay trong ca sinh mổ để hạn...

Mang thai ở tuổi 35: Những lưu ý bà bầu cần biết để bảo vệ mẹ và bé

Theo nghiên cứu, đa số phụ nữ khoẻ mạnh ở độ tuổi ngoài 35 vẫn có thể mang thai và...

Bà bầu quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu cần chú ý gì?

Bài viết sẽ giúp các mẹ bầu giải đáp thắc mắc mang thai 3 tháng đầu có được quan hệ...

Hướng dẫn mẹ dùng sức đúng cách trong suốt quá trình sinh con tự nhiên

Trong quá trình sinh con tự nhiên, nếu như mẹ nắm rõ được phương pháp dùng sức thích hợp ở...

Tin mới nhất

Bất thình lình không báo chồng, về quê thăm bạn thân mới sinh thì tôi 'giận run người' khi thấy...

2 ngày 2 giờ trước

Đàn bà dại thương chồng, đàn bà khôn tự thương mình

10/05/2024 07:15

Những "đặc quyền" chỉ phụ nữ khôn ngoan mới có, phụ nữ dại mơ cũng không được

10/05/2024 07:14

Cực khổ 5 năm mới trả hết nợ cho nhà chồng, thấy bữa trưa của mẹ chồng tôi mới vỡ...

10/05/2024 07:09

Biết tôi nằm viện, chồng cũ đến thăm kèm 1 tỷ nhưng tôi đuổi thẳng anh ta ra ngoài

10/05/2024 07:08

Tôi đưa bạn gái tới ra mắt anh trai, trong bữa ăn cô ấy bất ngờ quỳ xuống xin một...

10/05/2024 07:07

10 giờ đêm mới đi làm về, vừa hôn vợ, con trai liền nói một câu làm tôi tái mặt

09/05/2024 08:21

Gọi 10 cuộc vợ không nghe, tôi lái xe vượt 100km về ngay trong đêm rồi hoảng hốt với cảnh...

09/05/2024 08:20

Thấy chị dâu tương lai xin tiền anh trai ăn trưa, tôi khuyên bỏ gấp nào ngờ anh nói ra...

08/05/2024 14:00

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình