Phụ Nữ Sức Khỏe

Tập yoga cho bà bầu an toàn tuyệt đối: Mẹ cần lưu ý những gì?

Các động tác yoga rất đa dạng và phù hợp cho từng giai đoạn của thai kỳ, yoga giúp cho các mẹ bầu trở nên dẻo dai và thư thái hơn. Các chị em phụ nữ cần lưu ý gì khi thực hiện các động tác yoga cho bà bầu.

Lợi ích khi thực hiện các động tác yoga cho bà bầu

Lợi ích của yoga cho bà bầu

  • Yoga giúp mẹ bầu tăng tính linh hoạt và chuyển động dẻo dai, giúp các dây chằng và cơ bắp thai phụ trở nên đàn hồi hơn, làm giảm nguy cơ bị chuột rút và đau nhức vào giai đoạn cuối thai kỳ.
  • Yoga cho bà bầu giúp mẹ giảm stress và hạn chế lo lắng. Nhờ vậy sẽ khiến cho thai phụ ổn định tâm lý, đối phó được những cơn đau khi chuyển dạ.
  • Các động tác yoga thích hợp còn giúp giảm nguy cơ tiểu không tự chủ, sa ruột và bàng quang. Tạo sự cân bằng về nội tiết cho mẹ bầu, giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm thiểu các vấn đề về giữ nước và phù.
  • Tăng cường thể chất, giúp mẹ bầu ngủ ngon giấc, sâu giấc hơn.
  • Yoga cho bà bầu giúp kiểm soát được cân nặng, không tăng cân quá nhiều. Đồng thời cũng giúp mẹ bầu lấy lại vóc dáng nhanh chóng sau sinh.
  • Giúp giảm nguy cơ sinh non, dễ dàng lấy hơi khi rặn đẻ huyết áp cao và duy trì lượng nước ối vừa đủ.

Lợi ích cho bé khi mẹ bầu tập yoga

  • Bà bầu tập yoga trong suốt thai kỳ sẽ sinh ra bé có cân nặng chuẩn, khỏe mạnh
  • Tập yoga giúp mẹ được thư giãn, tâm trạng thoải mái sẽ tránh được những tổn hại mà stress gây ra cho thai nhi.
  • Giúp cải thiện lưu thông máu, tăng lượng oxy qua nhau thai đến với thai nhi qua việc mẹ bầu thường xuyên luyện tập hít thở sâu.
  • Kích thích chức năng não bộ của em bé ngay từ khi trong bụng thông qua các giác quan để trẻ nhanh hoàn thiện trí tuệ.
  • Ngoài ra, yoga còn giúp gắn kết tình cảm mẹ con cả khi em bé chưa chào đời.

Thời điểm tốt nhất để thực hiện các bài tập yoga cho bà bầu?

Nếu không có vấn đề sức khỏe và được bác sĩ cho phép, mẹ có thể tập yoga ngay khi biết mình mang thai - Ảnh minh họa: Internet

Thực tế cho thấy, nếu mẹ bầu không gặp phải bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe nào thì có thể tập yoga ngay khi biết mình mang thai. Tuy nhiên để hiệu quả và an toàn cho cả mẹ và bé, tốt nhất mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tập luyện.

Hầu hết mẹ bầu vẫn nên bắt đầu sau tuần thứ 12 của thai kỳ. Vì giai đoạn 3 tháng đầu là khoảng thời gian khá nhạy cảm, mẹ rất dễ ốm nghén và việc vận động thường bị hạn chế.

Bà bầu tập yoga ở đâu thì tốt?

Bà bầu có thể tập yoga ở nhà hoặc phòng tập yoga chuyên nghiệp. Nếu mẹ được tập dưới sự hướng dẫn của huấn luyện yoga thì sẽ an toàn hơn nhiều. Bởi mỗi giai đoạn của thai kỳ sẽ có những bài tập riêng phù hợp cho mẹ và bé.

Nếu bà bầu tự tập yoga mà chưa trang bị cho mình đầy đủ kiến thức thì có thể sẽ tập phải những động tác không phù hợp với giai đoạn của thai kỳ và thậm chí có thể dẫn đến sinh non.

Ngay đối với những mẹ trước đây đã luyện tập yoga thì vẫn có khả năng gặp khó khăn trong một vài tư thế dành cho bà bầu. Dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia về yoga, mẹ bầu sẽ cảm thấy yên tâm hơn với em bé trong bụng.

Mẹ bầu nên chọn tham gia một lớp học yoga chuyên nghiệp dành riêng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, tại phòng tập mẹ bầu sẽ có cơ hội được gặp gỡ với nhiều mẹ bầu khác. Nhờ đó giúp dễ dàng chia sẻ được các kinh nghiệm thai kỳ, giảm trầm cảm trước sinh.

Khi đã tập luyện thuần thục tại phòng tập mà không cần đến sự trợ giúp của các huấn luyện viên thì mẹ bầu có thể tự tập luyện ở nhà, tại nơi thoáng khí và rộng rãi.

Cường độ tập yoga cho bà bầu như thế nào là thích hợp?

Các động tác yoga cho bà bầu nên thực hiện hàng ngày. Mỗi buổi tập nên kéo dài khoảng 30 phút. Nếu không có thời gian để tập hằng ngày thì tối thiểu mẹ bầu cũng nên thực hiện 3 lần/1 tuần.

Nếu tập ở nhà, mẹ bầu nên bắt đầu từ những kỹ thuật tập thở nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút, sau đó khởi động 5 phút và thực hiện tập các tư thế yoga trong khoảng 20 phút.

Sau đó, mẹ sẽ massage khoảng 10 phút đồng thời trò chuyện cùng thai nhi giúp kết nối tình mẹ con thêm sâu sắc, cuối cùng là thư giãn 5 phút sau buổi tập.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể kết hợp tập yoga cùng với ngồi thiền, đi bộ nhẹ nhàng, bơi lội nhưng cần phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.

Những động tác yoga cần tránh cho bà bầu

Thai phụ cần tránh những động tác mẹ cảm thấy là rất khó và không đủ khả năng để tập. Những động tác đòi hỏi phải vặn mình quá nhiều cón nguy cơ gây tách nhau thai ra khỏi niêm mạc tử cung rất nguy hiểm.

Thêm vào đó, mẹ nên tránh các bài tập có các động tác cần phải lăn, đứng lên ngồi xuống liên tục và nhanh, tuyệt đối không tập động tác trồng cây chuối.

Không tập các động tác cần kỹ thuật nín thở, thở nhanh, thở mạnh. Tránh các động tác gập bụng phía trước, tránh chèn ép bụng gây áp lực lên thai nhi.

Bà bầu nào không nên tập yoga?

Mẹ bầu không nên tập yoga khi phát hiện có những triệu chứng như sau:

  • Thai phụ bị tăng huyết áp hoặc đã được chẩn đoán là mắc tiền sản giật.
  • Thai phụ đã từng sảy thai hoặc có nguy cơ sảy thai cao.
  • Thai phụ có màng ối bị vỡ hoặc bắt đầu quá trình chuyển dạ.
  • Thai phụ bị chảy máu âm đạo bất thường hoặc cảm thấy khó chịu.
  • Thai phụ thường xuyên buồn nôn, chóng mặt, đau đầu.

Những lưu ý khi tập yoga trong từng giai đoạn của thai kỳ

3 tháng đầu

Khi quyết định tập yoga từ sớm, trong 3 tháng đầu mẹ nên tập hít thở và khởi động nhẹ là chính để cung cấp oxy nuôi dưỡng thai nhi, tránh sảy thai.

Trong giai đoạn này, mẹ bầu không bị hạn chế quá nhiều về kích cỡ vòng bụng. Tuy nhiên, giai đoạn này khá nhạy cảm, mẹ bầu vẫn nên tuân thủ những quy tắc an toàn khi thực hiện các động tác yoga.

Uống đủ nước trước, trong và sau khi tập để tránh cơ thể bị thiếu nước.

Luôn bắt đầu với những động tác khởi động nhẹ nhàng trước khi tập những động tác khó hơn và phải đảm bảo các động tác phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Chọn trang phục tập luyện thoải mái, có khả năng thấm hút mồ hôi.

Nên ăn nhẹ trước khi tập khoảng 30 phút để duy trì năng lượng cho cơ thể trong suốt buổi tập.

3 tháng giữa

Các động tác yoga cho bà bầu phải được hướng dẫn phù hợp với từng giai đoạn thai kỳ - Ảnh minh họa: Internet

Thai phụ chỉ nên tập các động tác chủ yếu dành cho lưng, chân để không bị chuột rút, không đau lưng. Không được thực hiện động tác căng cơ bụng trong 3 tháng giữa.

Giai đoạn 3 tháng giữa, bụng của mẹ bầu đã to lên rất nhiều, các khớp xương cũng bắt đầu nới lỏng làm ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng của mẹ bầu. Vì vậy, mẹ cần tránh các động tác đòi hỏi khả năng thăng bằng hay phải đứng bằng một chân để giảm khả năng bị ngã.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên hạn chế các động tác nằm ngửa, gây áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới, làm mẹ bầu dễ bị chóng mặt, khó thở và buồn nôn đồng thời cũng hạn chế máu lưu thông đến thai nhi.

3 tháng cuối

Vào ba tháng cuối, mẹ nên lựa chọn những bài tập khớp hông, khớp háng nhiều để mở khớp háng, giúp dễ sinh nở.

Bên cạnh đó, rất khó để mẹ bầu tập được các động tác đòi hỏi sự kết hợp phức tạp. Mẹ bầu nên tránh các động tác ngồi lâu hoặc đứng lâu một chỗ. Những động tác kéo giãn căng người cũng không còn phù hợp trong giai đoạn nước rút cuối cùng của thai kỳ.

Có thể thấy, yoga cho bà bầu mà một bộ môn giúp rèn luyện sức khỏe rất tốt cho mẹ và bé. Tuy nhiên, những lưu ý nêu trên sẽ giúp mẹ nhận được trọn vẹn hơn các lợi ích mà yoga mang đến.

Dược sĩ Đỗ Mai Thảo

Tin liên quan

Mang thai lần sau tăng cân nhanh hơn lần mang thai đầu vì những lý do này

Bạn đang mang thai lần thứ hai và phát hiện ra rằng cân nặng tăng nhanh hơn so với lần...

Sử dụng điện thoại di động khi mang thai: Có an toàn không?

Điện thoại di động dường như là vật bất ly thân đối với mọi người trong thời đại hiện nay....

Cảnh báo tình trạng trẻ em phải đi cấp cứu vì dùng nhầm mỹ phẩm của cha mẹ

Các loại mỹ phẩm thông dụng từ dầu gội đầu đến lăn khử mùi đã khiến nhiều trẻ em...

Cấp cứu kịp thời sản phụ 25 tuổi vỡ thai ngoài tử cung nhờ quy trình báo động đỏ

Thai phụ nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, nôn ói từng cơn do thai ngoài tử cung...

Dấu hiệu sớm nhận biết có thai

Bà bầu thường buồn nôn, căng tức ngực, tăng tiết nước bọt, mệt mỏi... trong tháng đầu thụ thai.

Các món ăn từ xoài cho bé 3 tuổi đơn giản, dễ thực hiện

Xoài là trái cây ngon ngọt và bổ dưỡng, được tất cả mọi người yêu thích, kể cả trẻ em...

Ða thai - Rủi ro nào có thể xảy ra?

Thi thoảng, có đôi vợ chồng trẻ đến khám và bày tỏ nguyện vọng dễ thương “em thích sinh đôi,...

Tin mới nhất

Đau buồn vì chồng gặp tai nạn qua đời, không ngờ người phụ nữ dắt thêm đứa con nói những...

3 giờ trước

Nghi ngờ chồng có quỹ đen, tôi lén lút trữ của cải cho bản thân mình, nào ngờ ngày đọc...

3 giờ trước

Lâm bệnh nặng, chồng xin vợ cho gặp nhân tình lần cuối, nào ngờ phản ứng của ả bồ khiến...

3 giờ trước

Gọi cả gia đình đi bắt gian, đến tới nơi mở cửa ra, tôi và bố đứng hình trước cảnh...

3 giờ trước

Đêm tân hôn chồng bất ngờ làm điều này, vợ giật mình sửng sốt đôi mắt chưa bao giờ không...

7 giờ trước

Bị chồng ép ly hôn sau 7 năm chung sống, 1 năm sau gặp lại, vợ bàng hoàng khi biết...

7 giờ trước

Cha gần đất xa trời, đột nhiên người phụ nữ lạ đến gặp nói một điều khiến cả nhà tôi...

7 giờ trước

Ngày lên xe hoa, con trai riêng kiên quyết đòi chạy theo, nào ngờ chồng mới cưới quyết định một...

7 giờ trước

Chạm mặt chồng và nhân tình trong khách sạn, tôi vỡ lẽ câu chuyện giấu kỹ 10 năm nay

7 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình