Phụ Nữ Sức Khỏe

Phòng ngộ độc khí CO trong các vụ cháy thế nào?

Theo các bác sĩ, hầu hết các nạn nhân của vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội) đưa vào Bệnh viện Bạch Mai bị ngộ độc khí CO. Vậy khí CO là gì? Dự phòng ngộ độc CO thế nào?

Theo thông tin cập nhật, hiện có 26 nạn nhân của vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ được đưa vào Bệnh viện Bạch Mai, trong đó 2 trường hợp đã tử vong ngoại viện, 3 trường hợp nguy kịch; người cao tuổi nhất là 81, trẻ nhỏ nhất là 8 tháng.

Hầu hết các bệnh nhân là ngộ độc khí CO. Nhiều người nhảy khỏi đám cháy nên bị chấn thương và đa chấn thương hiện đang cấp cứu tại Trung tâm Nhi khoa, Trung tâm cấp cứu A9, Trung tâm hồi sức tích cực...

Theo các chuyên gia, Monoxyt cacbon (CO) là một loại khí không gây kích thích, không vị, không mùi, được sinh ra do sự đốt cháy không hoàn toàn các chất có thành phần carbon như: than, dầu diezen và các chất đốt khác…

Nguồn CO trong môi trường còn là khói thuốc lá, khói thải của xe hơi, đun nấu, sưởi bằng than. Một số hóa chất như chlorur mythylen được chuyển thành CO trong cơ thể.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) và các bác sĩ của BV Bạch Mai thăm, động viên tình hình sức khoẻ của nam bệnh nhân vụ cháy chung cư mini.

CO xâm nhập cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp... Các tổn thương đầu tiên của nhiễm độc CO xảy ra với hệ thần kinh trung ương (vỏ não, nhân dưới vỏ não, đồi thị) kéo theo tổn thương cả thần kinh ngoại biên. Bên cạnh sự phát triển các tổn thương thần kinh, CO còn gây rối loạn tuần hoàn mạch, làm tăng tính thấm của mạch máu, nhất là các mao mạch, gây xuất huyết ở hàng loạt các cơ quan: não, phổi, đường tiêu hóa.

Biểu hiện nhiễm độc khí CO

Nhiễm độc cấp tính: Các triệu chứng nhiễm độc tùy theo mức độ nặng, nhẹ phụ thuộc vào nồng độ CO trong không khí, thời gian tiếp xúc và đặc điểm mẫn cảm của từng cá thể và chủ đạo là các biểu hiện tổn thương thần kinh trung ương.

Thể nhẹ: Bệnh nhân cảm thấy nặng đầu, đau nhói hai bên thái dương và vùng trán, choáng váng, ù tai, hoa mắt, xa xẩm mày mặt, run chân tay, đau thắt ngực, mệt, buồn nôn, nôn. Da và niêm mạc của bệnh nhân hồng hào. Nhịp tim, mạch nhanh, thở nhanh, rối loạn.

Nếu được chuyển ra khỏi khu vực ô nhiễm CO, được thở không khí giàu oxy, các biểu hiện bệnh thuyên giảm dần, bệnh nhân có thể khỏe mạnh trở lại sau 1-2 ngày.

Đối với công nhân đã có bệnh tim mạch hoặc bệnh mạch máu ở não, có chứng đột quỵ (stroke), cơn đau tim, nhồi máu cơ tim, bệnh có thể nặng lên khi chỉ mới tiếp xúc với một lượng CO hơi tăng. Sự tiếp xúc mạn tính với lượng CO thấp có thể gây biến đổi nhẹ về thần kinh, tăng huyết khối và ở phụ nữ mang thai có những biến đổi ở bào thai.

Thể nặng: Các triệu chứng nhiễm độc có thể kéo dài vài ngày, bệnh nhân thờ ơ, vô cảm, dần chuyển sang mê sảng, suy giảm, mất trí nhớ, co giật cơ, ngất, đồng tử giãn, phản xạ yếu với ánh sáng, giảm phản xạ cơ-gân, cứng gáy. Thở nông, nhanh, mạch nhanh, yếu, giảm trương lực cơ, đặc biệt là chi dưới, bệnh nhân không đứng được, hai chân run, co giật, chuyển sang liệt không đi được. Nếu bệnh nhân mê sảng lâu (trên 48 giờ), tiên lượng xấu. Trong các trường hợp thuận lợi, bệnh nhân tỉnh dần, khi đó có các biểu hiện bứt rứt, kích động.

Khi khám thấy viêm họng, phù nề thanh quản, thở rít, sau 2-3 ngày có thể thấy triệu chứng viêm phế quản-phổi, tổn thương do thiếu oxy mô phổi, xuất huyết; rối loạn nhịp tim, nhịp nhanh, huyết áp tụt, thiếu máu cơ tim; ban đỏ, mề đay, hoại thư.

Nhiễm độc mạn tính

Các triệu chứng nhiễm độc CO mạn tính không điển hình, chỉ có giá trị khi phối hợp với các yếu tố tiếp xúc hay hoàn cảnh phát sinh bệnh. Chủ yếu là các triệu chứng liên quan tới tổn thương thần kinh.

Nhức đầu thường là dấu hiệu đầu tiên, rất hay gặp, đau nhói từng cơn dữ dội. Đau đầu tăng trong ngày lao động, nhiều nhất là vào cuối ca, trong suốt tuần lao động và giảm bớt đau trong ngày nghỉ cuối tuần; bệnh nhân có cảm giác đứng không vững, thể lực giảm sút; chóng mặt.

Ngoài ra còn gặp các triệu chứng khác như: rối loạn tiêu hóa (ăn không ngon, hay buồn nôn), ho, khó thở gắng sức, hồi hộp, lo âu, đau vùng tim, hay buồn ngủ, rối loạn cảm giác, rối loạn thị giác: ruồi bay, ám điểm, biến đổi vi trường.

Các rối loạn do nhiễm độc CO nghề nghiệp không thể hết được nếu còn tiếp tục tiếp xúc. Bệnh giảm nhanh khi ngừng tiếp xúc, các rối loạn chức năng giảm đi rõ rệt vào tuần thứ 2-3, bệnh khỏi trong vòng 1-2 tháng.

Dự phòng ngộ độc CO cách nào?

Lắp đặt hệ thống thông gió, hút bụi, hơi khí độc nơi sản xuất; 

Giám sát thường xuyên nồng độ CO trong không khí môi trường lao động đối với các ngành nghề có nguy cơ nhiễm độc CO; 

Cung cấp oxy đầy đủ khi đốt các vật liệu có cacbon sẽ giảm sự phát sinh CO. Thông gió đối với lò. 

Nơi xảy ra hỏa hoạn, phải có trang bị phòng hộ, có dụng cụ thở; Trang bị mặt nạ cho công nhân làm việc ở những vùng ô nhiễm CO cao.

Xử trí thế nào?

Phải đưa nạn nhân ra khỏi vùng tiếp xúc cho thở oxy nhiều lần trong ngày (3-4 lần/ngày, mỗi lần 10-20 phút).

Dùng oxy cao áp có nhiều vấn đề phải giải quyết. Ðộc tính của oxy, tính gây ngủ của nitơ và bệnh giảm áp có thể xảy ra. Nếu dùng oxy cao áp để điều trị nhiễm độc CO, cần phải để nạn nhân thở oxy 100% trong thời gian chuyển tới phòng tăng áp.

Nạn nhân nhiễm độc CO phải được theo dõi chặt chẽ, đề phòng phù não nặng có thể xảy ra trong vài giờ. Tổn thương nhẹ hệ thần kinh, hệ tim mạch và thai có thể xảy ra nếu có tình trạng giảm oxy tế bào.

Theo P.Chinh (th)/Sức Khỏe và Đời Sống

Tin liên quan

Đi chăn trâu, người phụ nữ gặp nạn

Trong lúc chăn thả gia súc, người phụ nữ đã bị trâu tấn công dẫn tới gãy rời và biến...

Lại gần lúc chó nhà đang ăn, bé gái bị cắn rách má

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang gần đây tiếp nhận nhiều trường hợp bị chó cắn gây tổn thương...

Hai bé trai ở Bình Chánh tử vong thương tâm

Vợ chồng nghèo đau đớn khi phát hiện hai con trai tử vong dưới ao nước gần nhà ở...

Vợ bất lực nhìn chồng bị nước cuốn trôi

Hai vợ chồng đi hái măng rừng, khi ra suối trên lòng hồ thủy điện Hủa Na để nghỉ ngơi,...

Lật bè khi đi hái măng, người đàn ông tử vong

Trong lúc chèo bè mang bì măng qua sông, anh P. không may bị nước cuốn tử vong thương tâm.

Người đàn ông nhập viện cấp cứu vì uống nhầm thuốc diệt kiến

Nam bệnh nhân vào viện trong tình trạng lơ mơ, da sạm củng mạc mắt vàng, nấc nhiều, bệnh nhân...

Thời tiết hôm nay 12/9: Mưa to đến rất to dồn dập ở Bắc Bộ và Thanh Hóa, khả năng...

Theo dự báo thời tiết hôm nay 12/9, Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa nhiều, cục bộ có mưa rất...

Tin mới nhất

Giới trẻ Trung Quốc chuộng đám cưới riêng tư

12 giờ trước

Cách khiến người ấy nhớ bạn phát điên

12 giờ trước

Phong thủy bàn làm việc giúp sự nghiệp “thăng hoa' trong năm mới

12 giờ trước

Ngoài VNeID, một ứng dụng khác từ Bộ Công an mọi người nên cài đặt ngay để nhận nhiều tiện...

12 giờ trước

Vì sao tháng 12 Âm lịch được gọi là tháng Chạp?

12 giờ trước

'Du lịch đêm' được dự đoán là xu hướng vào năm 2025

12 giờ trước

Tại sao nên dừng sử dụng vân tay để mở khóa điện thoại ngay?

12 giờ trước

Tranh cãi hình ảnh sản phụ được “bọc kín” trong túi nylon khi xuất viện

12 giờ trước

Hai nam sinh phản ứng cực nhanh, cứu sống thầy giáo bị ngừng tim

13 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình