Phụ Nữ Sức Khỏe

Phát hiện áp xe gan sau 3 ngày sốt liên tiếp, ai cần thận trọng với căn bệnh này?

Bệnh nhân 55 tuổi (ở Quảng Ninh) đi khám vì sốt 3 ngày liên tiếp, mệt mỏi, đau hạ sườn phải được chẩn đoán áp xe gan do amip Entamoeba Histolytica. Đây là một bệnh nhiễm khuẩn thường gặp, những ai cần thận trọng với căn bệnh này?

Tại Việt Nam, nguyên nhân gây áp xe gan chiếm tới khoảng 80% tổng số ca bệnh, có thể gây ra hàng loạt biến chứng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và cướp đi tính mạng của người bệnh.

Tổng quan về áp xe gan do amip

Áp xe gan là hiện tượng lá gan xuất hiện những lỗ hổng nhỏ chứa mủ. Trong khi đó, gan là một cơ quan quan trọng với nhiều chức năng, trong đó có dự trữ năng lượng, tạo protein và loại bỏ những độc hại khỏi cơ thể. Khi gan bị nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng, nó có thể xuất hiện những lỗ nhỏ có mủ - gọi chung là ổ áp xe gan.

Áp xe gan do amip là bệnh lý nhiễm khuẩn thường gặp ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, khu vực có khí hậu nóng ẩm, thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tập quán sinh hoạt chưa khoa học. Bệnh chiếm tỉ lệ cao ở các nước Tây Phi, Nam Phi, Đông Nam Á… trong đó có Việt Nam. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới nhưng thường gặp ở nam, chủ yếu ở trong độ tuổi 20 – 40.

Bệnh áp xe gan do amip nếu không can thiệp khắc phục kịp thời, bệnh sẽ tiến triển tương đối nặng nề, thậm chí gây ra các biến chứng dẫn tới tử vong.

‎‎‎‎Hình ảnh áp xe gan do amip.p>

Con đường lây bệnh

Bệnh áp xe gan không lây truyền từ người sang người. Tuy nhiên, amip gây bệnh này lại có khả năng lây lan nhanh. Con đường lây truyền của amip gây áp xe gan chính là đường phân-miệng. Amip sau khi xâm nhập qua niêm mạc ruột của con người và có thể đi vào trong tĩnh mạch cửa đến gan và gây viêm nhiễm.

Amip có 2 loại là Entamoeba histolytica (loại ăn hồng cầu và gây bệnh) và Entamoeba minuta (loại ăn vi khuẩn và cặn thức ăn, không gây bệnh). Sau khi cơ thể nhiễm amip sẽ xuất hiện các tổn thương đặc trưng là loét ở niêm mạc đại tràng. Bệnh có xu hướng kéo dài và tái phát nhiều lần nếu không được điều trị tích cực.

Do lưu lượng máu của tĩnh mạch cửa phần lớn tập trung vào gan phải nên trên 80% áp xe gan do amip gặp ở gan phải.

Ngoài ra, amip còn có thể lên gan theo đường bạch mạch hoặc là di chuyển trực tiếp vào tổ chức gan. Thương tổn mạch máu ở đại tràng đã tạo cơ hội cho amip theo tĩnh mạch vào tuần hoàn cửa hoặc hệ bạch mạch đến gan. Tại đây chúng thường bị chặn lại bởi các xoang tĩnh mạch, từ đó gây ra hoại tử ướt để thành lập các ổ áp xe gan.

‎‎‎‎Đau hạ sườn phải có thể là triệu chứng áp xe gan do amip.p>

Ai có nguy cơ cao mắc áp xe gan do amip?

  • Người có thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Người đang mắc các bệnh về gan, như suy chức năng gan hay nhiễm trùng.
  • Nữ giới có thể có nguy cơ mắc bệnh áp xe gan do amip cao hơn nam giới tuy không nhiều.
  • Độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao là từ 60 đến 70 tuổi.

Dấu hiệu nhận biết áp xe gan do amip

Triệu chứng thể điển hình của bệnh áp xe gan do amip chính là tam chứng Fontan bao gồm: Sốt, đau hạ sườn phải và gan to. Cụ thể:

- Người bệnh có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao, sốt liên tục hoặc từng cơn hoặc cũng có thể sốt kéo dài (> 2 tuần). Sốt thường là triệu chứng đầu tiên, xuất hiện vài ngày trước các dấu hiệu khác như đau bụng vùng hạ sườn phải và gan to.

- Đau hạ sườn phải ở người bị áp xe gan sẽ tùy từng trường hợp, có thể đau âm ỉ, đau từng đợt hoặc đau quặn dữ dội sau đó lan ra vùng thượng vị và vai phải. Cơn đau thường kéo dài nhiều ngày, cường độ đau tăng lên khi bệnh nhân ho, hít thở sâu hoặc khi vận động,…

- Khi thăm khám, bác sĩ có thể nhận thấy người bệnh có gan to, một số trường hợp có thể có thêm dấu hiệu ấn kẽ sườn có điểm đau nhói, đó là khi ổ áp xe gần với bao gan gây kích thích cơ quan lân cận, trong đó có cả thành ngực. Đây là dấu hiệu rất có giá trị trong việc chẩn đoán áp xe gan.

Ngoài ra, người bệnh áp xe gan do amip cũng có thể gặp các dấu hiệu lâm sàng khác, chẳng hạn như: Tràn dịch màng phổi, rối loạn tiêu hóa, gầy sút cân nhiều và nhanh… Bên cạnh đó, ở một số trường hợp không điển hình, bệnh nhân áp xe gan do amip vẫn có thể không sốt, nhưng lại có biểu hiện vàng da, suy gan

Để chẩn đoán chính xác bệnh áp xe gan do amip, bác sĩ khám và sẽ kết hợp các xét nghiệm chẩn đoán bao gồm: Xét nghiệm máu thường quy, siêu âm gan, chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng để thấy rõ hình ảnh áp xe gan…

Lời khuyên thầy thuốc

Điều trị áp xe gan amip cần áp dụng các biện pháp nội, ngoại khoa hoặc kết hợp với thủ thuật thuật chọc hút kèm theo hướng dẫn siêu âm hoặc CT scanner. Kết quả chữa bệnh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân. Giai đoạn phát triển bệnh. Tình trạng tổn thương gan. Kích thước và vị trí của các ổ áp xe… Vì vậy người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Để phòng ngừa hiệu quả bệnh áp xe gan do amip cần thực hiện các biện pháp thiết thực như sau:

- Rửa tay trước khi ăn, uống và sau khi đi vệ sinh. Tuyệt đối không để kén amip vào thức ăn, đồ uống

- Xử lý phân hiệu quả, tuyệt đối không dùng phân tươi để bón rau quả. Khi ăn rau quả tươi phải rửa sạch, khử trùng hoặc có xử lý bằng tia cực tím để diệt kén amip.

Tóm lại: Áp xe gan do amip là bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, việc phòng tránh bệnh là vô cùng cần thiết. Ngoài các biện pháp thiết thực trên, chúng ta cũng cần thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh, từ đó có hướng điều trị hiệu quả.

Trước đó, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và điều trị cho người bệnh mắc áp xe gan do amip. Bệnh nhân tên là N.T.T. (55 tuổi) đi khám vì sốt 3 ngày liên tiếp, mệt mỏi, đau hạ sườn phải, cảm giác khó thở, ăn uống kém, ở nhà uống thuốc không đỡ.

Sau khi thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, kết quả siêu âm của người bệnh cho thấy có ổ áp xe gan hạ phân thùy VIII, kích thước 85x76x65mm. Người bệnh đã được chỉ định siêu âm can thiệp chọc hút mủ ổ áp xe gan. Trong quá trình chọc hút, bác sĩ đã hút ra 150ml dịch mủ trắng và mủ nâu, có mùi hôi. Sau khi hút xong, ổ áp xe xẹp lại, sức khỏe của người bệnh tiến triển tốt, ăn uống bình thường.

Theo BS Nguyễn Văn Long/Sức Khỏe và Đời Sống

Tin liên quan

Bác sĩ cảnh báo không nên cạo râu vào 3 thời điểm này nếu không muốn da bị nhiễm trùng

Cạo râu là một hoạt động thường xuyên của nam giới, tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã cảnh báo không...

Cách phòng và điều trị bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ thường tự khỏi, với triệu chứng kéo dài từ 2 - 4 tuần, tuy nhiên bệnh...

Tự chữa đau mắt tại nhà, cô gái mất thị lực

Nữ sinh Đại học Quốc gia Hà Nội thấy ngứa mắt, đỏ, cộm nên nghĩ mình bị đau mắt đỏ,...

'Thủ phạm' gây đau mắt đỏ

Biểu hiện thường gặp nhất khi bị đau mắt đỏ do virus Coxsackie A24 là viêm kết mạc xuất huyết,...

Tại sao dạ dày bị tổn thương nhiều hơn khi chúng ta già đi?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau dạ dày khi chúng ta già đi và thường bắt nguồn từ...

Sức khỏe răng miệng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sót của bệnh ung thư vùng đầu cổ

Ung thư vùng đầu cổ là loại ung thư phức tạp nên tỷ lệ sống sót sau 5 năm chỉ...

Sốt xuất huyết gia tăng, chuyên gia lưu ý cách chăm sóc người bệnh tốt nhất

Theo đánh giá của CDC Hà Nội, thành phố đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch sốt xuất...

Tin mới nhất

Cô gái giảm 40kg nhờ quy tắc ăn "chiếc đĩa", ăn bằng đĩa có thực sự tốt cho sức khỏe...

31 phút trước

Số người ngộ độc sau ăn bánh mì vượt 560

44 phút trước

Người phụ nữ 28 tuổi mắc ung thư vú, bác sĩ phát hiện "thủ phạm" có thể là loại nước...

48 phút trước

Bí quyết dưỡng da bằng nước vo gạo tại nhà

1 giờ trước

Uống nước khi nào là tốt nhất: Trước, trong hay sau bữa ăn?

1 giờ trước

Ngày nào cũng thoa 'ti tỉ' lớp mỹ phẩm chống lão hóa mà da mặt vẫn xuất hiện nếp nhăn,...

2 giờ trước

6 mẹo giúp nước hoa lưu hương lâu hơn để tạo ấn tượng với đối phương

5 giờ trước

Chuyên gia cảnh báo việc người đã tiêm vaccine COVID-19 AstraZeneca ồ ạt đi xét nghiệm tìm 'cục máu đông'!

5 giờ trước

Tại sao cần tiêm vắc xin cúm trước khi mùa hè kết thúc và mùa mưa bắt đầu?

5 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình