Phụ Nữ Sức Khỏe

Tự chữa đau mắt tại nhà, cô gái mất thị lực

Nữ sinh Đại học Quốc gia Hà Nội thấy ngứa mắt, đỏ, cộm nên nghĩ mình bị đau mắt đỏ, tự mua thuốc về dùng đến ngày thứ 6 thì mất thị lực phải nhập viện.

Nguyễn Minh Nguyệt (20 tuổi, Hà Nội) sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội tìm đến khoa Mắt, Bệnh viện E thăm khám trong tình trạng mắt đau nhức, mất thị lực.

Cách đây 1 tuần, Nguyệt thấy mắt ngứa, đỏ, cộm. Thời điểm này dịch đau mắt đỏ đang diễn ở nhiều quận trên địa bàn Hà Nội nên cô tự chẩn đoán bản thân bị đau mắt đỏ. Nữ sinh tự mua thuốc uống và nhỏ về dùng liên tục trong 6 ngày.

Tuy nhiên tình trạng đau mắt không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn. Ở ngày thứ 6 cô không còn nhìn thấy nữa mới hoảng loạn gọi người nhà đưa vào viện thăm khám.

Bác sĩ Nguyễn Duy Bích (khoa Mắt, Bệnh viện E), người trực tiếp thăm khám cho Nguyệt chia sẻ, bệnh nhân đến viện muộn, chẩn đoán bị loét giác mạc nghi do nấm và mủ tiền phòng.

“Nữ sinh này đang được điều trị chuyên khoa theo phác đồ và tư vấn của bác sĩ để lấy lại thị lực”, bác sĩ Bích nói.

Hình ảnh tổn thương mắt của nữ bệnh nhân sau khi tự ý dùng thuốc khi bị đau mắt đỏ. (Ảnh: BS Nguyễn Duy Bích)

Theo bác sĩ Bích gần đây, bệnh viêm kết giác mạc (đau mắt đỏ) diễn biến phức tạp tại Hà Nội, TP.HCM, số lượng người mắc tăng cao. Đáng nói, nhiều trường hợp mắc bệnh do chủ quan, tự ý điều trị dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Bệnh viêm kết giác mạc cấp được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ khỏi và không để lại di chứng. Tuy nhiên, nếu không tuân thủ điều trị, chủ quan không đi khám sớm hoặc người có đề kháng yếu thì người bị viêm kết mạc cấp nặng (mi sưng phù nhiều, có giả mạc) gây ra nhiều biến chứng như: viêm giác mạc, thậm chí gây viêm loét giác mạc (phần lòng đen của nhãn cầu).

Hiện nhiều người còn chủ quan trong điều trị đau mắt đỏ, không cần biết nguyên nhân đã ra hiệu thuốc mua kháng sinh về nhỏ và điều trị. Điều này rất nguy hiểm, gây nhiều tác dụng phụ, biến chứng, thậm chí là mù lòa.

Ví dụ như người bị nấm giác mạc nếu không biết, thấy ngứa, đỏ mắt liền mua thuốc có chứa corticoid về nhỏ mắt sẽ làm bệnh bùng phát và nặng thêm, gây biến chứng thủng giác mạc, hoặc sẽ làm cho vết loét rộng, lâu lành sẹo, nặng có thể dẫn đến thủng giác mạc, gây mù.

Một số trường hợp khác, nhất ở vùng nông thôn khi bị đau mắt đỏ, người dân thường dùng mẹo để chữa, khiến tình trạng bệnh càng nặng thêm.

“Mẹo chữa đau mắt đỏ thường gặp nhất là xông lá trầu không, ngoài ra có nơi dùng đuôi lươn đắp lên mắt để. Đặc biệt, gần đây còn rộ lên trào lưu nhỏ nước tiểu vào mắt để chữa đau mắt đỏ”, bác sĩ Bích chia sẻ về một số mẹo điều trị sai lầm của người dân.

Vị chuyên gia nhãn khoa này khẳng định, các phương pháp truyền miệng như trên là phản khoa học, đặc biệt sẽ làm tình trạng viêm nhiễm nặng thêm, thậm chí gây mù lòa không thể cứu chữa được. Do vậy, người dân tuyệt đối không nghe theo tin đồn để làm theo.

Để chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang.

- Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.

- Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.

- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ.

- Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán Bộ Y tế.

Theo NGUYỄN NGOAN/VTC News

Tin liên quan

Lời khuyên phòng ngừa để giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm gan

Có nhiều cách để ngăn ngừa các bệnh viêm gan, từ việc chủng ngừa cho đến rửa tay sạch sẽ,...

25% ca đột quỵ não là người trẻ tuổi, di chứng nặng nề

Đột quỵ não ở người trẻ đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động. Đặc biệt đối với những...

Thêm 2 ca bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam, bệnh lây lan thế nào?

Việt Nam vừa có thêm 2 ca đậu mùa khỉ tại Đồng Nai và Bình Dương. Trước đó, Bộ Y...

Trẻ 3 tuổi mắc tay chân miệng tử vong sau 15 phút nhập viện

Bệnh nhi 3 tuổi mắc tay chân miệng được chuyển từ Cà Mau lên TP.HCM điều trị đã tử vong...

Đau mắt đỏ có dùng lá trầu không để xông, rửa mắt?

Nhiều người truyền tai nhau dùng lá trầu không để xông, rửa mắt trị đau mắt đỏ. Vậy có nên...

Ghi nhận 2 ca mắc đậu mùa khỉ, Bộ Y tế đề nghị xác định nguồn lây

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đề nghị các đơn vị nhanh chóng xác định nguồn lây sau...

Hai trẻ phát bệnh dại nguy kịch, cha mẹ cần biết những điều này để cứu con

Bé trai 8 tuổi (ở Gia Lai) và bé trai 13 tuổi (ở Đắk Nông) khởi phát bệnh dại, nhập...

Tin mới nhất

Ăn gì để có một vòng eo thon gọn sau tuổi 40?

16 giờ trước

6 tác dụng phụ nguy hiểm của việc tiêu thụ thức ăn nhanh mỗi ngày!

16 giờ trước

7 biện pháp khắc phục chứng đầy hơi tại nhà

17 giờ trước

Tip giảm cân: 5 loại thức uống giúp tăng quá trình trao đổi chất!

17 giờ trước

6 loại đồ uống chống viêm tốt nhất

17 giờ trước

Triệu Lộ Tư gây tranh cãi khi trang điểm xấu, trình diễn kém chuyên nghiệp, thiếu hiểu biết

17 giờ trước

Triệu Lệ Dĩnh vượt Đường Yên đoạt cúp Kim Ưng, đứng đầu nhóm tiểu hoa 85 'không cần bàn cãi'

17 giờ trước

Huỳnh Hiểu Minh lần đầu lên tiếng sau loạt phát ngôn 'kém duyên' của bạn gái hotgirl

17 giờ trước

Địch Lệ Nhiệt Ba phản hồi về tin đồn 'bí mật sinh con nhưng chưa cưới' với Hoàng Cảnh Du

17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình