4 nỗi khổ lớn nhất đời người
1. Không nhìn thấu chính mình
Không nhìn thấy được bản thân mình lạc trong vòng luẩn quẩn, không thấy vết thương của mình sau mỗi lần tranh đấu, không nhìn thấy nơi yên tĩnh ở phía sau sự sầm uất vô vị, chính là một nỗi khổ lớn của đời người.
Người ta cứ tưởng bản thân mình hiểu mình rõ nhất, thực ra là hoàn toàn trái lại. Nhìn thấu phần sâu thẳm nhất của sinh mệnh cá nhân vốn là điều khó khăn nhất.
Trong những bão giông cuộc đời, có nhiều điều khiến bạn không thể nhìn thấy hoàn cảnh của chính mình. Bạn không nhìn thấy được bản thân đang lạc vào một vòng luẩn quẩn, không thấy vết thương sau mỗi lần tranh đấu, không thấy nơi yên bình phía sau sự phồn hoa, tấp nập.
Bạn cũng không thể nhìn thấy đường về sau cả một kiếp nhân sinh mỏi mòn, mệt mỏi, không thấy được niềm vui đằng sau những nỗi buồn, không thấy được tấm chân tình giữa biển người xa lạ bao la.
2. Tiếc nuối quá khứ
Con người nếu cứ mải miết sống trong những tiếc nuối: luyến tiếc sự ưu việt của bản thân trong quá khứ, luyến tiếc những sự việc không tới nơi tới chốn đã từng làm, luyến tiếc những hư vinh, những tiếng vỗ tay đắc thắng… thì cả đời sẽ dằn vặt không yên.
Người ta rất dễ bị quá khứ đeo đuổi, nhất là khi nhìn lại những ngày tươi đẹp từng có. Ta luyến tiếc kỷ niệm dù kỷ niệm chỉ còn như sương khói, luyến tiếc những điều chưa thể làm dù chẳng còn cơ hội. Ta luyến tiếc danh tiếng, những tiếng vỗ tay đắc thắng dù nó chỉ là thứ hư vinh.
Sống trong luyến tiếc, cả đời sẽ không yên. Ngày hôm qua chỉ là một cơn mưa, mưa mãi rồi cũng tạnh. Ngày hôm qua cũng chỉ là cuốn phim, xem qua rồi cũng hết. Còn luyến lưu nghĩa là còn một ngày day dứt.
Rất nhiều khi bạn phải chấp nhận rằng có những thứ không thể vãn hồi, có những chuyện không thể thay đổi, có những lời nói ra rồi không thể thu lại. Mãi luyến tiếc quá khứ chính là phủ một lớp mây mù ảm đạm lên chính hiện tại và tương lai của bạn.
3. Không vượt qua thất bại
Cuộc sống ai mà chưa từng thất bại, nhưng nếu thất bại mà lại gục ngã, không thể đứng dậy được thì phần đời còn lại có lẽ chỉ là những lời than trách mà thôi.
Thất bại là chuyện thường trong đời mỗi người. Ai dám nói mình chưa từng gục ngã? Những người thành đạt nhất, trái lại chính là những người vấp ngã nhiều nhất. Quan trọng là bạn biết cách đứng dậy sau vấp ngã ra sao, đừng cứ nằm mãi ở nơi đó than thân trách phận, bạn đang đợi ai đến dang tay cứu giúp đây?
Cuộc đời là do chính bạn quyết định, con đường là do chính bạn đi. Nếu không biết đứng dậy thì cũng đừng hy vọng đi cho tốt quãng đời phía trước vốn đầy hứa hẹn.
4. Không biết buông bỏ
Không buông bỏ được người và sự việc đã đi xa, không vứt bỏ được những mặc cảm về tội lỗi trong quá khứ sẽ giống như mang theo tảng đá khi đi đường dài vậy, thật khổ, thật mệt.
Buông bỏ ở đây không phải về vật chất, bạc tiền mà là cái tâm sầu não, phiền muộn. Nếu bạn không thể buông bỏ được chúng, những loại nghi tâm ấy dần dần sẽ đầu độc tâm hồn bạn, khiến bạn chẳng có ngày nào yên bình.
Buông bỏ cũng là cách mà Phật gia giảng để con người có thể rũ sạch trần ai, trở về với bản tính thuần hậu, lương thiện nhất của mình. Không thể buông xả cũng giống như người lữ hành đi đường vạn dặm mà trên lưng vẫn cõng theo cả một tảng đá nặng.
Làm sao bạn có thể đi đến đích cuộc đời nếu cứ chấp nhất, cứ đem những ràng buộc trói buộc bản thân?
3 điều Phật dạy giúp bạn giải thoát chính mình
1. Yêu ly biệt (Yêu mà chia tay)
Thiên hạ không có bữa tiệc nào là không tàn, ly biệt là điều không thể tránh khỏi, là kinh nghiệm đau thương mà bất cứ ai dù muốn hay không cũng phải trải nghiệm.
Người nhà qua đời, bạn bè xa cách, người yêu chia tay, những lần ly biệt thế này sẽ diễn ra trong suốt cả cuộc đời. Tất cả đều là duyên đã an bài, duyên dài hay ngắn, duyên một một kiếp hay chỉ là thoáng qua ai có thể cưỡng lại được.
Mà duyên ấy ngắn hay dài đôi khi không phải vì thời gian mà phụ thuộc vào tâm thế. Ngắn là vì chờ đợi người bạn cần, dài là vì người cần bạn đang thống khổ trông chờ.
Vì thế, cách vượt qua nỗi khổ là tự điều chỉnh tâm thế của bản thân, biết trân trọng nhân duyên và trân quý nhân duyên. Duyên tới thì nâng niu, duyên đi thì bình lặng, cuộc đời này cần biết tĩnh trước gió và biết động trước tình.
Phật giáo không chỉ mang tới một thế giới tâm linh mà còn chứa đựng những triết lý, trí tuệ về cuộc sống rất sâu sắc. Phật dạy cách vượt qua nỗi khổ, 3 nỗi khổ trong bát khổ của đời người đọc và cảm nhận, lĩnh hội để đời bớt khổ, cuộc đời vui nhiều hơn buồn, thanh thản nhiều hơn oán thù.
2. Oán tắng hội (Ghét mà gặp gỡ)
Một trong nỗi khổ nhất của đời người là gặp người mình ghét, ở chung với người mình thù. Nhưng việc bị cho là thống khổ có thể thành không khổ nếu biết buông bỏ lòng hận, cảm hóa chân tâm, cho người khác một cơ hội và cũng là cho chính mình một cơ hội.
Bạn nên cảm tạ áp lực, cảm tạ những người mà mình không thích, họ như động lực thúc đẩy bạn trên con đường vươn lên phía trước. Từ bỏ ân oán, tiến thẳng tới con đường mình cần đi bằng tinh thần mạnh mẽ sẽ nghênh đón tự do và niềm vui. Không thích ai hãy bỏ qua, không yêu ai hãy yêu lấy chính mình.
3. Cầu bất đắc sở (Cầu mà không có)
Giấc mộng ai cũng có, nhưng đôi khi hiện thực tàn khốc, giấc mơ mãi chỉ là mơ ước. Cưỡng cầu cũng chẳng được, cái gì nhanh đến thì cũng nhanh đi, nếu không qua cũng chìm đắm trong ngu muội. Muốn hạnh phúc cần học được cách từ bỏ, hãy thuận theo tự nhiên, cái gì nên tới sẽ tới, cái gì nên đi sẽ đi, đó chính là cầu bất đắc sở.
Trên đời này, cách vượt qua nỗi khổ tốt nhất chính là vạn sự tùy duyên, duyên tới là thật, duyên đi là hư, hư hư thật thật, thật thật hư hư, tất cả chỉ là mây khói phù du. Lấy được thì phải quý trọng, mất đi cũng phải quý trọng, quý trọng được vì đó là điều mình muốn, quý trọng mất vì đó là ký ức, là duyên phận.