Phụ Nữ Sức Khỏe

Nữ sinh là thủ khoa kép Học viện Quân y sau gần 7 năm học

Nguyễn Thị Trang (Vĩnh Phúc) tốt nghiệp thủ khoa đầu ra Học viện Quân y năm 2024. Nữ sinh đồng thời là thủ khoa ngành Nội khoa ở kỳ thi tuyển sinh bác sĩ nội trú của học viện.

Nguyễn Trang tốt nghiệp thủ khoa đầu ra Học viện Quân y, chuyên ngành Bác sĩ đa khoa. Ảnh: NVCC.

“Tốt nghiệp thủ khoa đầu ra Học viện Quân y là điều mình chưa từng nghĩ tới khi trúng tuyển vào trường”, trung úy Nguyễn Thị Trang chia sẻ với Tri Thức - Znews.

Năm 2024, với điểm học tập toàn khóa 8,5/10, điểm rèn luyện loại tốt, Trang (25 tuổi) tốt nghiệp thủ khoa đầu ra Học viện Quân y, chuyên ngành Bác sĩ đa khoa.

Ở kỳ thi tuyển sinh bác sĩ nội trú năm 2024 của học viện, Trang cũng là thủ khoa ngành Nội khoa với số điểm 27,17, trúng tuyển trở thành học viên Bác sĩ nội trú chuyên ngành Thận và Lọc máu, tiếp tục học tập, công tác tại Bệnh viện 103 (Học viện Quân Y) trong 3 năm tới.

Hôm 3/10, nữ sinh được xướng tên trong Lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.

"Danh hiệu thủ khoa là sự ghi nhận nỗ lực của mình trong gần 7 năm qua", Trang nói.

Chọn học quân y để hai em có cơ hội học hành

Từ cấp 2, Trang đã yêu thích môn Sinh học, thích khám phá các vấn đề liên quan đến sức khỏe con người. Năm 2017, khi học lớp 12, Trang giành giải nhì học sinh giỏi quốc gia môn Sinh học, có cơ hội tuyển thẳng vào một số trường đại học.

Khi ấy, nữ sinh phân vân giữa trường sư phạm và y dược, song do điều kiện kinh tế gia đình không khá giả, phần khác lại được truyền lửa từ ông nội - một cựu chiến binh, Trang quyết định chọn Học viện Quân y.

“Nếu chọn trường khác, bố mẹ mình phải chi trả mức học phí đắt đỏ để mình được đi học, nhưng cũng có nghĩa là hai em phía sau sẽ mất cơ hội học hành. Học Quân y, mình được miễn học phí và chi phí sinh hoạt, hàng tháng lại được phụ cấp một khoản nhỏ, đồng thời thực hiện được ước mơ trở thành người thành người lính bộ đội cụ Hồ”, nữ sinh chia sẻ.

Đỗ đại học, Trang chưa nghĩ đến danh hiệu thủ khoa đầu ra, nhưng đã xác định cần chú trọng việc học để đủ điều kiện tham dự kỳ thi bác sĩ nội trú.

Chương trình học của Trang là 6,5 năm. Học trường khối quân đội, nữ sinh trải qua 6 tháng đầu tiên huấn luyện tân binh tại Trường Sĩ quan Lục quân 1 trước khi bước vào chương trình học. Đây là thử thách lớn với Trang bởi thời điểm đó, do sức khỏe không đảm bảo, cô phải ở lại Học viện Quân y, học sau các bạn 2 tuần.

Nữ sinh nhớ những ngày hành quân 5-6 km, trên lưng là balo cát nặng tới 10-15 kg. Có những ngày, tiểu đội phải đi hành quân trong đêm, tập bắn súng trên thao trường. Đó là lần đầu Trang có những trải nghiệm như vậy, tuy vất vả song nữ sinh thấy vui vì được rèn luyện, được gắn bó với các bạn.

 
Trang trong Lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, ngày 3/10. Ảnh: NVCC.

Trang cho biết chương trình chuyên ngành không quá khác biệt với các trường y khác, song nữ sinh cũng nhìn nhận học Quân y có phần vất vả do cần học các môn quân sự - quốc phòng và rèn luyện thể lực.

“Các học viên học từ sáng tới tối, kín lịch từ thứ hai tới thứ sáu. Cuối tuần, sinh viên có thể tham gia hội nghị, tập điều lệnh hay vệ sinh chung. Mình cũng phải đảm bảo đúng giờ giấc theo tác phong quân đội”, Trang chia sẻ.

Năm đầu tiên, nữ sinh học các môn khoa học cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh... Năm hai, em bắt đầu học các môn cơ sở ngành như Giải phẫu, Sinh lý, Mô phôi… Bắt đầu từ năm ba, sinh viên sẽ đi lâm sàng tại bệnh viện.

Thời gian đầu, do chưa quen, Trang gặp khó khăn trong quá trình học. Nữ sinh nói “cấp 3, mình có thể là trung tâm của vũ trụ, học giỏi nhất lớp nhưng lên đại học thì vô cùng nhỏ bé giữa giảng đường hơn 120 sinh viên".

“Có khi học hết một tiết, mình không hiểu vừa học gì. Khi thầy cô giảng nhanh, mình chỉ cần mất tập trung một chút là không ghi chép kịp, đầu óc lại trống rỗng", Trang nói.

Sau đó, nữ sinh chủ động trao đổi với anh chị khóa trên và tìm ra cách học của riêng mình. Điều đầu tiên phải thay đổi là chuẩn bị tất cả giáo trình, tài liệu từ đầu năm học. Sau đó là cải thiện khả năng ghi nhớ, tập trung, đồng thời tìm ra hứng thú trong môn học.

“Khối lượng kiến thức rất lớn, trải dài từ các môn khoa học cơ bản, y học cơ sở và đặc biệt và các môn học chuyên ngành. Mình học cách nắm bắt những vấn đề cốt lõi, học cách liên hệ logic giữa lý thuyết và thực tế lâm sàng, luôn cập nhật và đổi mới, cần phải học tập, tôi luyện và trau dồi từng ngày”, Trang chia sẻ.

Bảy năm mới chỉ là bước khởi đầu

Như nhiều sinh viên trường y khác, Trang nói vất vả nhất là thời gian học lâm sàng. Nữ sinh học nửa buổi ở bệnh viện, nửa buổi ở giảng đường. Mỗi tuần, Trang có thêm 2-3 buổi trực viện, cùng với đó là trực gác.

Trong những buổi thực hành lâm sàng và những ca trực viện đầu tiên, sinh viên được tham gia vào việc lấy máu, tiêm truyền, thực hành thăm khám và cấp cứu bệnh nhân… Trang kể có lần bỡ ngỡ, cô không lấy máu được, bị bệnh nhân phàn nàn. Điều này khiến nữ sinh rất buồn, song được anh chị ở viện hướng dẫn, động viên nên dần khắc phục và vượt qua.

 
Nguyễn Trang khi đi thực tập tuyến đơn vị vào tháng 2/2023. Ảnh: NVCC.

Tốt nghiệp Học viện Quân y, Trang đăng ký thi tuyển sinh bác sĩ nội trú của trường. Để thi nội trú, sinh viên phải trải qua quá trình sơ tuyển gắt gao. Điểm tổng kết 6 năm học phải trên 7 điểm (xét mỗi năm), không có môn nào phải thi lại, không vi phạm kỷ luật, môn chuyên ngành đều trên 7 điểm.

“Các bạn phải quyết tâm ngay từ năm nhất. Chỉ cần lơ là một chút, không đạt đủ điều kiện, các bạn sẽ không được thi", Trang nói.

Sinh viên sẽ thi 4 môn gồm Tiếng Anh (môn điều kiện), Toán, môn chuyên ngành (gồm Tim mạch, Hô hấp, Tiêu hóa, Nội tiết, Thận, Khớp) và môn cơ sở (Sinh lý).

Ngay từ năm 3, Trang đã chuẩn bị cho việc ôn thi nội trú. Nữ sinh sưu tầm tài liệu, ghi chép cẩn thận để hết năm thứ 6 sẽ có tư liệu để học. Từ lúc tốt nghiệp, Trang chỉ có 3 tuần để ôn lại kiến thức. Nữ sinh “nhốt" mình trong phòng, dành 100% cho việc ôn tập bởi “thi nội trú quyết định cuộc đời". Ở ngành Nội khoa mà Trang đăng ký, 20 bạn đăng ký nhưng chỉ chọn ra 2 người, trong đó có Trang.

Chọn chuyên ngành Thận và Lọc máu, nữ sinh chia sẻ trong quá trình đi lâm sàng, nhìn thấy các bệnh nhân phải duy trì sự sống bằng chạy thận, gắn liền với máy lọc máu cả đời rất khó khăn, vất vả. Vì vậy, nữ sinh muốn đóng góp sức mình, nhất là với những bệnh nhân bệnh thận giai đoạn đầu, để bệnh của họ chậm tiến triển đến giai đoạn cuối.

Trải qua gần 7 năm học nhưng Trang coi đây mới chỉ là bước khởi đầu, chuẩn bị cho quãng đường phía trước với nhiều chông gai, thử thách.

“Con đường phía trước sẽ không dễ dàng, không có thầy cô bên cạnh, cũng không có nhiều cơ hội sửa sai miễn phí. Nhưng mình tin chỉ cần luôn nỗ lực, giữ vững đam mê học hỏi, mình sẽ gặt hái được nhiều kết quả", Trang chia sẻ.

Theo Ngọc Bích/Tri Thức

Tin liên quan

Nữ nhà văn Châu Á đầu tiên giành giải Nobel Văn học

Giải Nobel Văn học 2024 đã được trao cho Han Kang, một tác giả người Hàn Quốc có ngòi bút...

Anh em sinh đôi ở Đắk Lắk cưới vợ cùng ngày, nhan sắc của hai cô dâu trở thành tâm...

Mới đây, đoạn clip ngắn ghi lại cảnh rước dâu của cặp anh em song sinh ở Đắk Lắk thu...

“Thủ phủ livestream” hoang tàn, giờ hóa “thị trấn ma”

Beixiazhu từng là nơi hàng nghìn người tìm đến nuôi mộng làm giàu bằng nghề bán hàng qua livestream. Ở...

'Nữ hoàng xổ số' trúng thưởng 500 lần một năm

Một phụ nữ ở Nhật Bản được gọi là 'nữ hoàng may mắn' khi tuyên bố đã trúng khoảng 500...

Bà sui U40 nhảy 'cực sung' trong đám cưới con gái ở miền Tây, nhầm tưởng đó là cô dâu

Mới đây, nhiều diễn đàn mạng xã hội đã và đang chuyền tay nhau đoạn clip ghi lại khoảnh khắc...

Gia thế của Bò Chảnh - hotgirl 18 tuổi đang hẹn hò với Xemesis - chồng cũ Xoài Non

Xemesis và Bò Chảnh đang trở thành tâm điểm của dân mạng bởi loạt ảnh hẹn hò nơi đắt đỏ...

Con gái cặp vợ chồng khiếm thị nỗ lực học tập, đạt thủ khoa khối C toàn quốc

Vượt qua hoàn cảnh, em Nguyễn Thị Cẩm Tú (huyện Yên Thành, Nghệ An) nỗ lực học tập, trở thành...

Tin mới nhất

Điểm danh những thực phẩm là ‘vua hại thận’, nếu muốn thận được khỏe mạnh bạn không nên ăn nhiều

5 giờ trước

Mật ong rất tốt cho sức khỏe, nhưng bạn đã biết uống mật ong vào thời điểm nào là tốt...

5 giờ trước

Những loại rau, củ chứa ‘độc’ rất dễ gây ung thư, dù bán rẻ mấy bạn cũng không nên mua

5 giờ trước

Thói quen chăm sóc da dầu hàng ngày giúp làn da mịn màng mà không bị mụn

5 giờ trước

Thực hư việc thời tiết lạnh có thể đẩy nhanh quá trình rụng tóc?

5 giờ trước

Gội đầu hàng ngày có phải là cách chăm sóc tóc tốt nhất?

5 giờ trước

Cách tập yoga đơn giản cho mặt giúp phụ nữ nhìn trông trẻ hơn tuổi

5 giờ trước

Nhỏ vài giọt này vào bát nước rồi gội đầu, vừa trị gàu, vừa kích thích tóc mọc tua tủa...

5 giờ trước

5 vật dụng trong nhà dễ trở thành "ổ chứa" chất gây ung thư

5 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình