1. Không phản đối những người hút thuốc ở quanh bạn
Đừng vì bất kỳ lý do gì khiến bạn thỏa hiệp khi thấy người khác hút thuốc trong nhà hoặc xung quanh bạn. Một điếu thuốc lá đang cháy dở tỏa ra hàng trăm hóa chất độc hại. Trong số đó, có khoảng 70 chất có thể gây ung thư.
Hít phải khói thuốc lá 1 cách thụ động có thể là nguyên nhân mắc ung thư phổi, ung thư vú….
2. Béo phì
Mô mỡ thừa tạo ra lượng estrogen dư thừa và các kích thích tố khác làm thúc đẩy tăng sinh trưởng tế bào (tế bào thường phân chia nhiều hơn, càng có nhiều cơ hội phát triển ung thư). Béo phì cũng có thể gây viêm mãn tính, theo thời gian có thể gây hại cho DNA và là một trong những nguyên nhân gây ung thư. Béo phì có liên quan đến tăng nguy cơ ruột kết, ung thư vú (ở phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh) và ung thư nội mạc tử cung.
3. Không dùng kem chống nắng
Kem chống nắng có thể giúp ngăn ngừa ung thư da và ngăn chặn quá trình lão hóa sớm. Nên sử dụng kem chống năng có độ SPF 30 hoặc cao hơn, có khả năng chịu nước.
Điều đáng lưu ý là cần dùng đủ lượng kem chống nắng cần thiết để hạn chế tác động gây hại của ánh nắng mặt trời. Trung bình, 1 người lớn cần ít nhất khoảng 30gr kem chống nắng để che các điểm tiếp xúc (vị trí cổ, da mặt, tai, bàn tay, bàn chân). 1 nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hầu hết chúng ta chỉ dùng khoảng 1/4 lượng kem cần thiết.
Cách dùng kem chống nắng đúng và đủ: Thoa kem chống nắng sau mỗi 2 giờ hoặc ngay lập tức sau khi bơi và đổ mồ hôi. Kể cả khi thời tiết râm mát vẫn cần dùng kem chống nắng bởi vì có tới 40% bức xạ cực tím của mặt trời vẫn tiếp xúc với trái đất trong một ngày đầy mây.
4. Chạm mốc 65 tuổi
Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, 1/4 các trường hợp ung thư mới được chẩn đoán ở những người từ 65 đến 74 tuổi. Trong một báo cáo khác, người sở hữu đôi chân dài có nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng cao hơn 42%.
Cả 2 nguyên nhân này đều nằm trong danh sách những thứ mà chúng ta không thể thay đổi, bởi vậy hãy cố gắng kiểm soát chế độ ăn uống và sinh hoạt để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh ung thư. Mặc dù không có một loại thực phẩm hoặc chất dinh dưỡng nào có thể tự bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, nhưng bằng chứng rõ ràng cho thấy chế độ ăn uống chứa nhiều loại thực phẩm từ thực vật như rau, hoa quả, ngũ cốc và đậu giúp giảm nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này.
5. Ngồi quá nhiều
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đức, ngồi nhiều có nguy cơ cao trong việc phát triển một số loại ung thư. Họ đã phân tích 43 nghiên cứu quan sát với khoảng 4 triệu người và gần 70.000 ca ung thư, phát hiện ra rằng, mỗi ngày tăng thêm 2 tiếng lười vận động có liên quan đến nguy cơ ung thư đại tràng tăng 8%, nguy cơ ung thư nội mạc tử cung tăng 10% và tăng 6% nguy cơ ung thư phổi. Trong một nghiên cứu khác của các nhà nghiên cứu từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, phụ nữ ít vận động có nguy cơ phát triển u tủy, vú và ung thư buồng trứng cao hơn.
6. Đi bộ quá ít
Đây có lẽ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, và bạn thậm chí không cần phải làm điều đó nhiều: đi bộ 30 phút với tốc độ vừa phải mỗi ngày. Có thể chia nhỏ thời gian thành 10 phút mỗi lần nếu bạn cảm thấy điều đó thoải mái hơn.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người lớn tăng cường hoạt động thể chất (cường độ, thời gian hoặc tần suất) có thể giảm nguy cơ phát triển ung thư đại tràng lên tới 40% so với những người ít vận động. Điều này tương tự với bệnh ung thư vú.
Một nghiên cứu đã theo dõi thói quen tập thể dục của hơn 73.600 phụ nữ mãn kinh qua gần 2 thập kỷ phát hiện ra rằng, phụ nữ chăm vận động có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn 25% so với những người ít tập thể dục.
7. Ngủ dưới ánh sáng màn hình TV
Yếu tố nguy cơ ung thư này không rõ ràng như việc hút thuốc lá hay uống rượu bia, nhưng nó vẫn được các nhà khoa học cảnh báo. Theo tạp chí Environmental Health Perspectives, việc để cơ thể chìm trong giấc ngủ dưới ánh sáng nhân tạo vào ban đêm làm tăng nguy cơ ung thư nhất định, chẳng hạn như vú và tuyến tiền liệt (đòi hỏi kích thích tố tăng trưởng). Một nghiên cứu ở 164 quốc gia cho thấy, những người tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo cao hơn vào ban đêm liên quan đến tỷ lệ ung thư vú cao hơn. Lý do có thể giải thích điều này là tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo vào ban đêm ngăn chặn việc sản xuất melatonin, một loại hormone giúp kiểm soát chu kỳ giấc ngủ, và hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
8. Sử dụng đồ uống có cồn
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo, uống rượu và các đồ uống có cồn khác làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vòm họng, thực quản, gan và vú. Một báo cáo mới được các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ và Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới cho thấy, sử dụng 3 đơn vị hoặc nhiều đồ uống có cồn mỗi ngày làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
9. Thường xuyên ăn đồ nướng
Các món nướng làm sản sinh ra HCAs (heterocyclic amin) và PAHs (polycyclic aromatic hydrocarbon), 2 chất đã được chứng minh là gây ra những thay đổi trong DNA có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng, tuyến tụy và tuyến tiền liệt.