Phụ Nữ Sức Khỏe

Những nguyên tắc an toàn khi cho trẻ đi bơi phụ huynh không nên bỏ qua

Để có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con em mình, phụ huynh cần phải trang bị những nguyên tắc an toàn khi cho trẻ đi bơi.

Vào mùa hè, phụ huynh thường cho con em mình đi bơi lội để giảm bớt sự nóng nực do thời tiết gây ra. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm xảy ra nhiều trường hợp đuối nước nhất trong năm. Do đó, phụ huynh cần phải trang bị nguyên tắc an toàn khi cho trẻ đi bơi, tránh xảy ra trường hợp không mong muốn.

Trước khi bơi

Phụ huynh cần phải chuẩn bị trước cho con em mình một số vật dụng cần thiết khi hoạt động bơi lội như: khăn lông, dầu gội, xà phòng tắm thuốc nhỏ mắt dầu nóng, quần áo bơi, kính và mũ bơi, phao...

Đặc biệt, trước khi xuống hồ bơi, nên cho trẻ tắm trước bằng nước sạch để theo dõi phản ứng của trẻ với nước. Nếu có một số biểu hiện bất thường như chóng mặt, loạng choạng tuyệt đối không cho trẻ xuống bể bơi lúc này. Do đây là thời điểm cơ thể không thể thích ứng với môi trường nước.

Khi trẻ đang đổ mồ hôi hoặc ăn no cũng không được cho xuống nước. Bởi vì nhảy ngay xuống nước mát lúc này, rất dễ bị cảm lạnh đột ngột. Để tránh rủi ro như chuột rút cần tập cho trẻ thói quen làm nóng cơ thể trước khi bơi bằng một số động tác thể dục.

Nếu con bạn có kỹ năng bơi chưa thuần thục nên cho đến những bể bơi dành cho thiếu nhi. Đặc biệt, không được đẩy mạnh trẻ xuống hồ bơi, điều này sẽ tạo nên tâm lý sợ nước và không dám đi bơi vào những lần tiếp theo. Nếu trẻ đang bị đau mắt viêm tai, mũi, họng, tắc mũi sổ mũi tạm thời không nên bơi lội.

Cần trang bị đầy đủ dụng cụ bơi lội cho trẻ.

Trong quá trình bơi

Để cơ thể tránh bị nhiễm lạnh và những hóa chất ở bể bơi không làm ảnh hưởng đến da trẻ, phụ huynh chú ý không được để trẻ ở dưới nước quá lâu. Bảo vệ mắt, tai, mũi, họng: dặn trẻ không nên uống nước bể bơi, đặc biệt tránh nước ở bể bơi xâm nhập vào miệng.

Cho dù, đang bơi ở bê bơi hay sông, hồ sạch cũng không được để con mình bơi lội, lặn ngụp dưới nước quá lâu. Đối với người mới tập bơi, thời gian bơi lội dưới nước không được kéo dài quá 30 phút. Vào cuối mùa hè và đầu mùa thu chỉ nên ở dưới nước khoảng 15 - 20 phút.

Trong suốt khoảng thời gian trẻ bơi, cần chú ý nhắc nhở không được tắm, ngụp, bơi lội ở những chỗ nước quá sâu, nước chảy mạnh, có nhiều rong rêu mọc ngầm. Đối với những em mới tập bơi, phải có tổ chức, có người hướng dẫn, thực hiện nội quy, giờ giấc, kỷ luật tốt. Những em đã biết bơi cũng phải bơi điều độ, vừa sức vì tai nạn chết đuối không chỉ xảy ra với người không biết bơi.

Không nên để trẻ bơi dưới nước quá 30 phút.

Sau khi bơi

Ngay sau khi trẻ lên bờ, cần choàng khăn lên cơ thể để tránh nhiễm gió lạnh và dùng nước sạch hoặc nước súc miệng để làm sạch khoang miệng. Điều này giúp kịp thời loại bỏ vi khuẩn còn đang lưu lại trên bề mặt khoang miệng, tránh không những vi khuẩn này xâm nhập sâu hơn vào cơ thể.

Nên nhỏ argyrol 1 - 2% vào hai lỗ mũi của trẻ và cho trẻ xì mũi thật sạch. Hãy xì mũi theo cách sau: bịt một lỗ mũi này và xì nhẹ lỗ mũi kia rồi làm ngược lại. Không nên bịt cả hai lỗ cùng một lúc để xì mũi, tránh gây ù tai hoặc viêm tai giữa cấp.

Sau đó, quấn một góc nhỏ khăn giấy hoặc khăn vải để làm khô tai. Không nên làm sạch tai bằng bông ráy tai hoặc bất kỳ vật nào khác. Tắm kỹ bằng nước sạch để tránh nhiễm bẩn từ nước hồ bơi. Xoa đều dầu nóng lên phần huyệt, lau khô tai cho trẻ, nhỏ mắt, mũi và tai bằng nước muối sinh lý hay thuốc sát trùng nhẹ.

Theo Tuyết Anh(TH)/ VTC News

Tin liên quan

Đâu là dấu hiệu cho thấy con đang bị áp lực từ bố mẹ?

Trẻ bất ngờ có hành vi chống đối lại lời nói của bố mẹ và thể hiện thái độ...

Muốn làm mẹ nhàn thì thôi nghĩ cực

Cha mẹ nào cũng có đến cả ngàn nỗi ước mong ở con dù ước mong đôi khi chỉ là...

Gia đình nghèo khó, bận rộn đến đâu cũng cần dạy con 6 điều này: Dạy 1 lần, lợi 1...

Không cần theo đuổi các phương pháp giáo dục tiên tiến, chỉ cần trau dồi 6 năng lực này cho...

Hay bị chảy nước miếng khi ngủ, phải làm sao?

Ngủ bị chảy nước miếng là hiện tượng sinh lý tự nhiên nhưng cũng có thể do các bệnh lý...

Trẻ 12 tuổi, đêm ngủ hay đái dầm có phải đi khám?

Trẻ đái dầm (tiểu dầm) ban đêm cần được đưa đến bác sĩ để thăm khám, đánh giá tần suất...

3 hành động của bố giúp con gái lớn lên tránh được đối tượng xấu

Nếu bạn không muốn nhìn thấy con gái mình trải qua những khúc quanh tình cảm trong tương lai, thì...

Con trai 12 tuổi khoe "giỏi chuyện giường chiếu", tôi hoảng hồn khi nghe kể nguyên nhân từ bố

Thấy cảnh nam nữ chính trên phim thân mật, con trai bất giác khoe với tôi "con cũng giỏi chuyện...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

1 ngày trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

1 ngày trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 14 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 15 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 15 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 19 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 19 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 23 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 23 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình