Thịt vịt là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100 g thịt vịt có khoảng 25 g protein (cao hơn nhiều so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng).
Hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic... cũng rất cao. Các chất này có tác dụng bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe.
Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc.
Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư (đang xạ trị, hóa trị).
Ăn thịt vịt có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít,…
Đặc biệt, thịt vịt có công dụng đẩy lùi chứng yếu sinh lý, tăng cường sinh lý cho cả nam và nữ. Với những nam giới đang gặp phải tình trạng “chưa đến chợ đã hết tiền” thì không nên bỏ qua loại thực phẩm thông dụng mà có tác dụng chữa bệnh hiệu quả này.
Những người không nên ăn thịt vịt:
Thịt vịt tuy bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng ăn được. Dưới đây là những người nên hạn chế ăn thịt vịt để tránh gây hại sức khỏe:
Người bị bệnh gout
Những người mắc bệnh gout không nên ăn thịt, vì trong thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng cao axit uric trong cơ thể.
Theo đông y, vì thịt vịt mang tính hàn nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch... cũng không nên ăn nhiều nếu không muốn cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh hơn.
Người bị ho
Khi bị ho thì những thực phẩm đầu tiên cần kiêng là chất tanh vì gây khó thở. Mùi tanh sẽ sinh ra kích ứng, gây ra ho. Do vậy, thịt vịt là một trong những thực phẩm “chống chỉ định” khi bị ho.
Người có thể chất yếu, lạnh
Theo Đông y, thịt vịt có tính lành, đối với những người có thể trạng hàn lạnh thì nên hạn chế ăn thịt vịt, bởi sau khi ăn vào có thể sẽ gây lạnh bụng, dẫn đến cảm giác chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu tiêu hóa bất lợi khác.
Thịt vịt có vị tanh, tính hàn lạnh nên không phù hợp với những người vừa phẫu thuật. Nếu bệnh nhân vừa phẫu thuật mà ăn thịt vịt có thể gây sưng tấy, khó lành, thậm chí là mưng mủ vết mổ.
Lưu ý khi ăn thịt vịt
- Theo đông y do thịt vịt có tính lạnh nên không ăn thịt vịt với thịt ba ba có nhiều hoạt chất sinh học, thịt vịt chứa nhiều đạm, ăn chung với nhau sẽ làm biến chất đạm, giảm giá trị dinh dưỡng.
- Không ăn chung trứng vịt cùng quả dâu, mận bởi quả mận tính nóng nên dễ sinh nóng ruột.
- Khi ăn thịt vịt bạn nên ăn từng phần nhỏ và chỉ nên ăn phần ngực, không nên ăn da và những phần nhiều mỡ, điều này sẽ giúp bạn giảm hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol.
- Không nên kết hợp thịt vịt với thịt thỏ, hạt óc chó, mộc nhĩ, hồ đào, tỏi, kiều mạch.