Phụ Nữ Sức Khỏe

Những lưu ý khi trẻ thay răng sữa để bé sở hữu hàm răng đều và đẹp khi lớn

Bố mẹ cần nhắc nhở bé đánh răng thường xuyên khi thay răng sữa để đảm bảo bé có hàm răng chắc khỏe, bóng đẹp.

Thay răng sữa là một cột mốc quan trọng trong quá trình lớn lên của bé. Khi bé thay răng, bố mẹ cần chú ý chăm sóc răng miệng của bé cẩn thận vì nó sẽ đảm bảo cho bé có một hàm răng khỏe mạnh sau này.

1. Bao giờ trẻ mọc răng?

Khoảng 6 tháng bé sẽ mọc chiếc răng đầu tiên. (Ảnh minh họa)

Mọc răng là một cột mốc quan trọng trong quá trình phá triển của bé. Thông thường bé sẽ mọc răng đầu tiên khi 6 tháng tuổi. Phần lớn bé mọc đủ 20 răng sữa với 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới khi đến sinh nhật 3 tuổi. Sau đó các răng sữa sẽ từ từ rụng và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tốc độ mọc răng và thay răng có thể thay đổi khác nhau ở từng bé.

2. Trình tự thay răng sữa

Một đứa trẻ có khoảng 20 răng sữa khi bé 3 tuổi. Thông thường bé sẽ bắt đầu thay răng sữa đầu tiên vào khoảng 6 tuổi. Thời gian thay răng sữa có thể thay đổi ở từng bé. Nếu bé thay răng sớm vì tai nạn hoặc sâu răng thì bố mẹ cần đưa bé đi khám nha sĩ. Vì khi răng sữa bé rụng sớm thì có thể răng vĩnh viễn cửa sẽ không có đủ chỗ để mọc lên.

Răng sữa có xu hướng bị thay theo trình tự mà chúng xuất hiện. Răng nào mọc trước sẽ thay trước. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, thông thường hai răng cửa phía trước sẽ rụng đầu tiên.

- 6 đến 7 tuổi, trẻ em thường thay răng cửa giữa hàm dưới.

- 7 tuổi bé sẽ thay răng cửa giữa và răng cửa bên hàm trên.

- 7 đến 8 tuổi bé sẽ thay răng cửa bên hàm dưới.

- 11 đến 12 tuổi bé sẽ thay răng cối 1 hàm trên.

- 9 đến 10 tuổi bé sẽ thay răng cối 1 hàm dưới.

- 10 đến 11 tuổi bé sẽ thay răng nanh hàm trên.

- 11 đến 12 tuổi bé sẽ thay răng nanh hàm dưới.

- 11 tuổi bé sẽ thay răng cối 2 hàm dưới.

- 12 tuổi bé sẽ thay răng cối 2 hàm trên.

3. Thay răng sữa ở trẻ cần lưu ý gì?

Để đảm bảo cho bé có hàm răng khỏe mạnh và đẹp đẽ bố mẹ cần lưu ý các điều sau khi bé thay răng sữa:

Bố mẹ cần giám sát bé đánh răng hàng ngày. (Ảnh minh họa)

- Theo dõi quá trình phát triển của răng sữa và răng vĩnh viễn

Bố mẹ nên theo dõi răng bé thường xuyên trong quá trình thay răng sữa. Như vậy bất cứ vấn đề bất thường nào như răng vĩnh viễn đã mọc nhưng răng sữa chưa rụng, răng vĩnh viễn mọc lệch, khoảng cách hai răng cửa lớn… thì bố mẹ đều có thể kịp thời đưa bé đi nha khoa để chữa trị.

Trong thời gian bé thay răng các bậc phụ huynh cũng nên cho bé đi khám nha khoa thường xuyên để sớm phát hiện ra các dấu hiệu bất thường.

- Không nhổ răng sữa khi chúng chưa sẵn sàng rụng

Bố mẹ nên nhắc bé không tự ý nhổ răng sữa khi chúng chưa đến thời gian rụng. Việc nhổ răng sai thời điểm có thể khiến chân răng bị nhiễm trùng. Nếu bé gặp khó khăn trong việc nhổ răng sữa, bố mẹ nên đưa bé đi khám nha sĩ để được giúp đỡ.

- Nhắc bé đánh răng mỗi ngày

Đánh răng hàng ngày là một việc vô cùng quan trọng để đảm bảo bé có hàm răng khỏe mạnh. Đặc biệt khi răng sữa đã được thay bằng răng vĩnh viễn thì bố mẹ càng cần theo dõi, nhắc nhở bé đánh răng vào mỗi buổi sáng và buổi tối để ngăn ngừa sâu răng.

Bố mẹ nên lựa chọn loại bàn chải đánh răng và kem đánh răng phù hợp với tuổi của bé. Thay bàn chải đánh răng mỗi 3-4 tháng/ lần để giảm các vi khuẩn có hại. Thời gian đánh răng mỗi lần khoảng 2 - 3 phút. Sau khi đánh răng bé có thể súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng để hàm răng được bảo vệ tốt hơn.

- Gặp nha sĩ thường xuyên

Bố mẹ nên cho bé đi khám nha sĩ ít nhất hai lần một năm để đảm bảo răng bé khỏe mạnh.

- Loại bỏ các thói quen xấu

Bố mẹ nên nhắc bé không được chạm tay vào lợi khi răng sữa rụng, không nên ăn đồ quá lạnh hoặc quá nóng, không dùng răng cắn các vật cứng… khi thay răng. Các thói quen xấu kể trên rất có hại cho răng bé vì vậy cần phải được loại bỏ.

Theo Lê Ánh/Eva/Khám Phá

Tin liên quan

10 sai lầm khi chăm sóc trẻ nhỏ cha mẹ cần bỏ ngay

Để có thể chăm sóc cho bé yêu của mình một cách tốt nhất, tránh được những hậu quả không...

Rung lắc, tung, tát trẻ nhỏ có thể làm mù mắt các em

"Không ít trẻ em đã chịu bạo hành từ người lớn và chịu tổn thương nghiêm trọng về thể xác,...

Tư thế ngồi chữ W rất có hại cho trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ rất thích ngồi theo kiểu chữ W nhưng về lâu dài, tư thế ngồi này rất có hại...

Nhà có trẻ nhỏ, cha mẹ phải thuộc lòng 15 bài sơ cứu tai nạn phổ biến dưới đây

Trong một số trường hợp khẩn cấp nếu cha mẹ không phải cách xử lý trẻ sẽ rất dễ tử...

Mối nguy hại khi cho trẻ nhỏ nằm ngửa trong thời gian dài

Nhiều bà mẹ thường để con ngủ ngửa nhưng theo các nhà khoa học, tư thế ngủ này ảnh hưởng...

Nguy hại khi trẻ nhỏ bị cháy nắng

Trẻ em bị cháy nắng nhiều làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư da sau này.

Thấy đôi nam nữ có tư thế phản cảm trước mặt trẻ nhỏ, MC Phan Anh đã làm điều mà...

MC Phan Anh vừa đăng dòng trạng thái bức xúc trước hành động phản cảm của đôi nam nữ tại...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

14 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

14 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 4 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 4 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 4 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 9 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 9 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 13 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 13 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình