Bác sĩ Hoàng Đình Chân - nguyên bác sĩ Bệnh viện K trung ương cho biết, ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều bệnh nhân ung thư không được chăm sóc dinh dưỡng đúng trong suốt thời gian trị bệnh nên đã dẫn đến tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng và suy kiệt trầm trọng hơn. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng chỉ cần sụt 5% cân nặng đã rút ngắn 1/3 thời giai sống của bệnh nhân.
Một số thực phẩm được các bác sĩ gợi ý tốt cho bệnh nhân ung thư:
Bắp cải
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ăn nhiều rau họ cải như cải bắp, bông cải xanh và cải bruxen giúp chống lại sự phát triển của bệnh ung thư phổi.
Tuy nhiên, tác dụng này không loại trừ được tác hại của thuốc lá, nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Đểphòng chống ung thư phổi tốt nhất là hãy bỏ hút thuốc lá (hoặc đừng bao giờ hút). Càng bỏ hút thuốc lá sớm thì càng tốt. Thậm chí nếu bạn đã hút trong nhiều năm thì việc bỏ hút thuốc cũng vẫn không bao giờ là quá muộn.
Bông cải xanh
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ăn nhiều rau họ cải như cải bắp, bông cải xanh và cải bruxen giúp chống lại sự phát triển của bệnh ung thư phổi. Cách chế biến tốt nhất là hấp rau vì sulforaphane được giữ lại nhiều nhất khi nấu trong vòng 10 phút ở nhiệt độ 60 độ C, hoặc hấp trong vòng 4 phút đủ chín vừa.
Hẹ
Hẹ có chất bảo vệ tế bào rất hiệu quả, có chức năng chống oxy hóa gốc tự do, giảm nhẹ hay tránh gây tổn thương chức năng giữa màng tế bào và gen, từ đó bảo vệ tế bào chống lại sự xâm nhập của các chất gây ung thư, có tác dụng tăng cường sự miễn dịch cơ thể.
Cần tây, sả
Cây sả, cần tây là những thực phẩm giàu chất xơ, khi vào trong ruột có thể đẩy nhanh tốc độ làm sạch các thức ăn thừa trong ruột, giảm các chất độc hại và thúc đẩy bài tiết cực kỳ hiệu quả, phòng chống ung thư đại trực tràng.
Tỏi
Thành phần tinh dầu có ích trong tỏi kích hoạt công năng nuốt của thực bào, tăng sức miễn dịch, từ đó nâng cao sức đề kháng. Tỏi ức chế sinh trưởng của vi khuẩn nitrobacterium trong dạ dày, giảm bớt sản sinh muối nitrat trong dịch vị. Trong tỏi còn chứa nhiều chất chống ung thư như nguyên tố vi lượng selen. Việc thường xuyên dùng tỏi giúp dự phòng phát sinh ung thư dạ dày, ung thư thực quản.
Đậu tương
Theo các nhà nghiên cứu đậu phụ, sữa đậu nành được làm bằng đậu nành (đậu tương) có chứa isoflavone, lignin được coi là có tác dụng chống oxy hóa, có thể ức chế sự phát triển của ung thư cổ tử cung, giảm phân chia tế bào ung thư, đồng thời có ngăn chặn sự di căn của khối u hiệu quả.
Các loại nấm
Nấm có chứa các lớp polysaccharide giúp ức chế hoạt động của các chất gây ung thư, thúc đẩy hình thành kháng thể để cơ thể tạo ra miễn dịch với khối u, ức chế tế bào ung thư tăng trưởng để có thể đề kháng với nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư hạch, ung thư ruột kết, và đặc biệt là thực phẩm hàng đầu có tác dụng phòng chống ung thư gan.
Chuối
Theo một nghiên cứu của Viện Kardinska (Thụy Điển) trên 61.000 phụ nữ, những người ăn chuối 4-6 lần/tuần sẽ giảm được nửa nguy cơ ung thư gan so với những người không ăn. Đó là vì chuối giàu chất chống ôxy hóa fenolics, giúp chống ung thư.
Trà đen
Chứa nhiều catechin nên có tác dụng chống ung thư. Trà còn làm giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim do làm giảm huyết áp và cholesterol máu, làm giãn mạch máu giúp máu lưu thông tốt hơn; ngăn tiểu cầu kết cụm và tan cục máu, ngừa xơ vữa động mạch.
Khoai lang
Chứa nhiều chất chống oxy hóa beta carotene, vitamin, chất khoáng và nhiều chất xơ, có hiệu quả phòng ngừa bệnh tim mạch, đột quỵ và là thực phẩm cực kỳ quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư đại trực tràng.