Đu đủ non giúp chữa rắn cắn
Sau khi bị rắn cắn, ngay lập tức bạn dùng garo thắt cách vị trí rắn cắn chừng 5 – 10cm theo hướng về tim, xiết đủ chặt. Khoảng 20 phút thì nới dần về phía tim chừng 5cm. Sau đó nặn máu độc ra ngoài.
Lấy dao đâm vào trái đu đủ non và dùng bông thấm mủ sau đó đắp lên vị trí rắn cắn. Dùng một chiếc garo để cố định miếng bông trên vết cắn.
Đu đủ bổ nhỏ mang giã nát cả vỏ lẫn hạt. Lấy một chén nước, cho đu đủ đã giã nát vào khuấy đều lên.
Lấy nước đó cho người bị rắn cắn uống, thời gian cách nhau 15 phút 1 lần. Mỗi lần uống khoảng 3 muỗng canh cho tới khi muốn đi đại tiện.
Sau thời gian sơ cứu vết thương hãy đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Để các bác sĩ kiểm tra nếu trong trường hợp gặp rắn dữ có nọc độc cao.
Cam thảo đất dùng để chữa ngộ độc
Dược liệu này còn được gọi là cam thảo nam, thổ cam thảo, tên khoa học là Scoparia dulcis L. Cam thảo đất có vị ngọt, tính mát, có công dụng giải nhiệt, chữa cảm sốt, say sắn, ngộ độc nấm bằng cách dùng 100g cây tươi rửa sạch, sắc lấy nước uống.
Nếu trường hợp ngộ độc quá nặng bạn nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được theo dõi tình trạng bệnh.
Ổi giúp chữa tiêu chảy
Tên khoa học là Psidium guajava L., quả ổi xanh, lá non hoặc búp ổi đường dùng làm thuốc. Theo kinh nghiệm dân gian, ăn quả xanh có thể giải độc ba đậu và các chất độc gây tiêu chảy.
Rau mùi có thể chữa nhiễm độc thức ăn
Tên khoa học là Coriandrum sativum L., rau mùi thường dùng để chữa nhiễm độc thức ăn, bằng cách lấy khoảng 120g hạt mùi đem sắc với 2 bát nước lấy 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày.