Sinh thường được xem là phương pháp tốt nhất cho cả mẹ và bé. Còn sinh mổ là phương án thay thế khi thai phụ có những vấn đề về sức khỏe đặc biệt. Bởi lẽ, không chỉ trong quá trình sinh mà ngay cả việc hồi phục sau sinh mổ cũng sẽ lâu và khó khăn hơn so với sinh thường, nguy cơ sản phụ bị nhiễm trùng hậu sản cũng cao hơn…
Chính vì vậy, các thai phụ nên chú ý đến sức khỏe, cung cấp dinh dưỡngđầy đủ để có thể hồi phục nhanh hơn
Giữ vệ sinh tuyệt đối vết mổ để tránh nhiễm trùng
Để không bị nhiễm trùng, các bạn nên đặt 1 miếng vải sạch lên trên vết mổ giúp tránh mồ hôi ra quá nhiều thấm vào vết mổ gây đau, xót và lâu liền da. Khi tắm, có thể nhỏ vài giọt sữa tắm lên vết mổ, không chà xát mà chỉ cần vỗ nhẹ cho khô sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Thông thường, vết mổ sẽ tự lành trong vòng 1 tuần lễ. Tuy nhiên, nếu vùng da xung quanh vết mổ chuyển sang sưng đỏ, chảy nước màu xanh lá hay mủ, hoặc gây đau đớn, là lúc cần phải đếnbác sĩ để được điều trị kịp thời
Không nên sinh hoạt vợ chồng
Khoảng thời gian đầu sau khi sinh mổ chị em không nên sinh hoạt vợ chồng quá sớm vì nếu không được kiểm soát sẽ dễ làm ảnh hưởng đến vết mổ, gây đau đớn. Ngoài ra, phụ nữ sau khi sinh nên tránh xúc động, stress làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe sản phụ. Có thể dẫn đến việc trầm cảm, thiếu sữa cho con bú.
Chú ý chế độ dinh dưỡng
Bạn nên ăn những thức ăn tươi, nấu chín kỹ, cân đối các nhóm thực phẩm, càng đa dạng càng tốt, trái cây bóc vỏ hoặc gọt vỏ. Bạn chỉ cần thêm mỗi bữa ăn khoảng một chén cơm với lượng thức ăn tương ứng hoặc một ly sữa là đủ cung cấp nguyên liệu tạo sữa nuôi em bé.
Rau xanh và trái cây chín chứa nhiều vitamin Cgiúp tăng sức đề kháng, nhiều chất xơ giúp phòng chống táo bón
Nên cho bé bú sớm
Cho bé bú sớm không chỉ giúp gắn kết tình mẫu tử, tăng sức đề kháng cho bé mà còn giúp tử cung của mẹ mau phục hồi, giảm nguy cơ băng huyết sau sinh. Để tránh ảnh hưởng vết mổ, các mẹ nên nhờ “anh xã” hay người thân trợ giúp để đỡ bé bú ở tư thế thoải mái nhất cho cả 2 mẹ con.