Phụ Nữ Sức Khỏe

Những tư thế có lợi cho sức khỏe thai phụ

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu thường khá nặng nề, mệt mỏi. Những tư thế dưới đây vô cùng có lợi cho sức khỏe thai phụ.

Tư thế ngủ tốt cho thai phụ
Khi mang thai, mẹ không nên nằm ngửa mà nên nghiêng về một bên khi ngủ. Đặc biệt, việc nằm nghiêng bên trái sẽ giúp cải thiện dinh dưỡng và lưu lượng máu đến nhau thai. Nó cũng giúp thận loại bỏ các chất thải trong cơ thể hiệu quả hơn, giảm tình trạng phù chân khó chịu khi mang thai. Tất nhiên, bạn có thể thay đổi tư thế ngủ nhiều lần trong đêm. Nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn tập cho mình thói quen ngủ nghiêng về phía bên trái.

Ngủ đúng tư thế giúp mẹ bầu bớt mệt mỏi (Ảnh minh họa)

Mẹ nên tránh nằm ngửa khi mang thai, nhất là từ tháng thứ 5 của thai kỳ. Vì khi nằm ngửa, trọng lượng của thai nhi sẽ chèn lên cột sống, cơ bắp, ruột, các mạch máu lớn gây khó chịu cho bạn và làm giảm lưu thông máu trong cơ thể và lưu lượng máu đến thai nhi. Nằm ngửa khi ngủ có thể làm ảnh hưởng đến huyết áp của mẹ, gây chóng mặt, khó thở khi ngủ. Thậm chí nhiều trường hợp có thể gây tử vong cho mẹ.

 

Tư thế đi lại tốt cho thai phụ
Những cách đi cong lưng, ưỡn bụng, tay chống sau hông chỉ là một cách để thể hiện sự nặng nề, mệt nhọc của phụ nữ mang thai, nhưng tư thế này hoàn toàn không tốt chút nào, vì nó sẽ làm các mẹ bầu dễ mệt và lại che khuất tầm nhìn nếu bụng bầu của bạn đã khá to. Thay vào đó, bạn cần đi thẳng lưng, ngẩng cao đầu, khép chặt mông sao cho lòng bàn chân tiếp bằng phẳng với mặt đất. Lưu ý mẹ nên mang giày vừa chân, đế bằng và thấp, có độ ma sát cao để chống trượt. Và nên nhớ khi lên xuống cầu thang, bạn cần đặt bàn chân vững chắc rồi mới di chuyển, đồng thời vịn vào thành vịn để giảm nguy cơ bị trượt ngã.

Tư thế ngồi tốt cho thai phụ
Theo khuyến cáo, tư thế ngồi chuẩn nhất là giữ thẳng cổ, người không chúi về phía trước, vai thả lỏng, chân tạo thành một góc 90 độ với mặt đất, mông chạm vào lưng ghế. Chú ý, khi chuyển từ tư thế đứng sang ngồi, nên chuyển từ từ, đừng quá nhanh và đột ngột. Đặc biệt, trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, khi bụng đã quá lớn, bầu nên dùng một tay đỡ bụng trước khi ngồi. Từ từ dựa lưng vào ghế, hai chân song song nhau.

Theo Phương Vũ/Gia đình Việt Nam

Tin liên quan

Thai phụ ăn gì để con khỏe đẹp và thông minh?

Trong thai kỳ, những gì thai phụ ăn chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới sự phát triển bào thai....

Sự thật về tác hại của thuốc trị cảm cúm đối với thai phụ

Phụ nữ dùng thuốc kháng virus trong thời kỳ mang thai không gây hại cho em bé như nhiều lầm...

Va chạm liên hoàn, thai phụ thoát nạn trong khi được chồng chở đi khám

Vụ va chạm liên hoàn giữa các phương tiện khiến 3 xe dính chặt vào nhau, hư hỏng nặng. Một...

6 điều thai phụ cần tránh trong mùa nóng

Mùa hè thời tiết nắng nóng làm cho cơ thể chúng ta mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên....

5 tác động quan trọng của dinh dưỡng với thai phụ

Một chế độ dinh dưỡng khoa học rất cần thiết cho bà mẹ mang thai có sức khoẻ tốt. Để...

Hy hữu: Thai phụ suýt chết vì đứa bé trong bụng đạp rách tử cung

Các bác sĩ đã cố gắng hết sức chạy đua với thời gian để đưa đứa bé ra ngoài trước...

Khi nào thì thai phụ nên tầm soát Zika?

Khi tới các bệnh viện kiểm tra nhưng thấy mình không nhiễm virus Zika, các thai phụ sẽ có tâm...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

8 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

8 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

8 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

23 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

23 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

23 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 3 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 3 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình