Phụ Nữ Sức Khỏe

Những điều cần biết về đau dây thần kinh số 5

Đau dây thần kinh số 5 là loại bệnh có những cơn đau rất đặc thù, xảy ra đột ngột, dữ dội dù ngắn đến mức không quá một phút khiến bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt.

Đau dây thần kinh số 5 là gì?

1. Dây thần kinh số 5 là gì?

Dây thần kinh số 5 hay còn các nhà khoa học gọi là dây thần kinh sinh ba, dây thần kinh tam thoa (tên tiếng Anh là Trigeminal Neuralria). Đây chính là một trong những cơ quan thần kinh chính nằm trên vùng mặt của mỗi người.

Bộ dây thần kinh này bao gồm ba nhánh ở mỗi nửa mặt, phân bố đối xứng nhau. Dây thần kinh số 5 được khởi nguồn từ não bộ, sau đó chúng đi theo đường ra trước tai rồi vươn tới khuôn mặt.

dau day than kinh so 51
Đau dây thần kinh số 5 là sự tổn thương từ một trong ba nhánh hoặc cả ba nhánh - Ảnh minh họa: Internet

Từ ba nhánh chính này sẽ có rất nhiều những nhánh nhỏ và được chia ra thành nhiều hướng. Ba nhánh chính của dây thần kinh số V bao gồm những bộ phận dưới đây:

Nhánh 5-1: vươn thẳng tới vùng da đầu, da trán, xung quanh mắt.

Nhánh 5-2: vươn dài ra khu vực quanh má.

Nhánh 5-3: vươn tới khu vực quai hàm.

Chức năng chính của dây thần kinh số 5 là hỗ trợ điều khiển cơ, tạo ra động tác nhai. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng kiểm soát việc tạo nước bọt và nước mắt.

2. Định nghĩa bệnh đau dây thần kinh số 5

Y học hiện đại kết luận rằng những cơn đau dây thần kinh số 5 bắt nguồn từ sự thương tổn nhất định ở một trong ba, hai trong ba hoặc cả ba nhánh dây thần kinh cấu thành nên bộ phận này.

Cụ thể hơn thì nhánh 5-2 và 5-3 có tỷ lệ xuất hiện vấn đề cao hơn hẳn so với nhánh 5-1. Đáng lưu ý hơn, đây là căn bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi sau 60, trong đó phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn đàn ông.

Đau dây thần kinh số 5 hay đau dây thần kinh sinh ba là một căn bệnh mãn tính. Nếu bệnh nhân bị đau dây thần kinh sinh ba thì chỉ cần kích thích nhẹ ở mặt, cụ thể là bạn chỉ làm những động tác bình thường và không nặng nề như đánh răng hoặc trang điểm cũng có thể làm khởi phát cơn đau một cách đột ngột.

dau day than kinh so 52
Các vị trí tổn thương khi bị đau dây thần kinh số 5 - Ảnh minh họa: Internet

Đau dây thần kinh số 5 có nguy hiểm không?

Có thể khẳng định bệnh đau dây thần kinh số 5 nguy hiểm. Vì chúng không chỉ đem đến cho người bệnh những cơ đau mặt đột ngột với cường độ ngày càng tăng mà còn gây khó chịu và mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến cuộc sống người bệnh.

Những tác động của chúng khiến người bệnh không thể tập trung tinh thần, sa sút trong công việc, thậm chí thay đổi tính tình, dễ bi quan, chán nản.

Điều đáng lo ngại hơn là những cơn đau do bệnh đau dây thần kinh số 5 thường xuất hiện bất ngờ mà không tuân theo chu kì nào, không thể dự báo trước. Chính vì vậy bệnh nhân khó có biện pháp đối phó kịp thời với những cơn đau này.

Ngoài ra, đây cũng là căn bệnh càng để lâu, càng tiến triển xấu hơn và khó chữa trị dứt điểm. Thời gian càng kéo dài, những cơn đau ngày càng nhiều hơn, nặng hơn. Việc điều trị bệnh cũng trở nên khó khăn rất nhiều, nhất là khi bệnh đã tiến đến giai đoạn nặng.

Triệu chứng đau dây thần kinh số 5

Biểu hiện đau dây thần kinh số 5 thường gặp nhất là người bệnh có cảm giác đau như bị châm chích. Rất nhiều người bị đau nhói theo đợt vài giây hoặc vài phút, thậm chí là cả vài giờ và kéo dài hơn nữa.

dau day than kinh so 53
Đau dây thần kinh số 5 dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh răng miệng - Ảnh minh họa: Internet

Những cơn đau này còn xảy đến cực kỳ bất ngờ khi có tác động ngoại lực lên mặt, thậm chí chỉ là một lực cực nhẹ như gió thổi qua. Hơn thế nữa, việc ăn uống, cười khóc, nói chuyện… vốn là những hoạt động thường ngày cũng khiến người bệnh cảm thấy đau đớn tột độ. Tóm lại, bệnh đau dây thần kinh số 5 có các dấu hiệu cụ thể như sau:

Đau rát ở vùng da mặt, vùng trán, vùng hàm, vùng mũi trán.

Người bệnh còn thấy đau ở các vị trí bị chi phối bởi dây thần kinh sinh ba, bao gồm má, cằm, môi, răng nướu hoặc có thể ở mắt và trán.

Những trận đau thường ảnh hưởng 1 bên mặt, hiếm khi xảy ra ở cả 2 bên.

Cảm giác đau thường tập trung tại một điểm hoặc có thể lan rộng ra.

Các cơn đau thường ngắn nhưng dữ dội, cảm giác như bị dao đâm.

Cơn đau có thể xuất hiện tự phát, không có tác động gì đáng kể. Nhưng thường gặp hơn là khi có các tác nhân kích thích nhẹ như cạo mặt, rửa mặt, nhai, nói hoặc chỉ là chạm vào mặt.

Không chỉ đến đột ngột mà cơn đau đi cũng nhanh chóng.

Cơn đau rất dễ tái phát và không theo một quy luật nào. Chúng có thể xuất hiện thường xuyên nhưng cũng có lúc một thời gian dài không thấy khiến người bị lầm tưởng là đã hết bệnh.

Lúc đầu, cơn đau thường ngắn, chỉ kéo dài từ vài giây đến vài phút, sau này thì có thể đến vài giờ.

Cảm giác đau luôn dai dẳng, âm ỉ, như thiêu đốt nhưng cường độ ít hơn so với đau co giật.

Theo thời gian, cơn đau thường sẽ trở nên thường xuyên và nặng hơn.

dau day than kinh so 54
Đau dây thần kinh số 5 gây ảnh hưởng đến cuộc sống - Ảnh minh họa: Internet

Lưu ý rằng: Khi đang mắc bệnh đau dây thần kinh số 5, bạn sẽ thấy có lúc những cơn đau không xuất hiện nữa, thậm chí là sau đó nhiều ngày cũng không thấy bị tái phát. Nhưng như thế không hoàn toàn có nghĩa là bạn đã hết bệnh. Thậm chí có nguy cơ chúng sẽ quay trở lại và mang theo nhiều biến chứng khác.

Vì vậy mà việc điều trị diễn ra càng muộn sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Bạn cần nhanh chóng đi thăm khám, chẩn đoán và điều trị để nhận được sự điều trị thích hợp nhất.

Nguyên nhân đau dây thần kinh số 5

Do đặc trưng về vị trí của dây thần kinh số 5 với điểm tiếp xúc của mạch máu và dây thần kinh khác tạo ra một áp lực lên và khiến chúng bị mất đi chức năng của mình. Từ đó dẫn đến những cơn đau bắt đầu và sẽ nghiêm trọng hơn theo thời gian.

Một nguyên nhân đáng kể khác là do các chứng xơ hóa hay các bệnh lý làm cho lớp vỏ myelin trong cơ thể người bệnh vốn có tác dụng bao bọc và bảo vệ dây thần kinh  đã bị phá hủy. Hiện tượng đau dây thần kinh số 5 này khá phổ biến ở những người cao tuổi.

Bị các khối u chèn ép cũng là một nguồn gốc của chứng đau dây thần kinh số 5.

Nếu người bệnh phát hiện một số các tổn thương ở não đi kèm những cơn đột quỵ hay va chạm (dù nhẹ) cũng có thể gây ra cơn đau nghiêm trọng.

dau day than kinh so 55
Đau dây thần kinh số 5 do áp lực lên dây số 5, chứng xơ hóa, khối u chèn ép, hoặc có các tổn thương ở não - Ảnh minh họa: Internet

Chữa bệnh đau dây thần kinh số 5

1.Chẩn đoán

Chẩn đoán là bước đầu tiên mà cả người bệnh và các sĩ cần làm trước khi tiến hành điều trị bệnh đau dây thần kinh số 5. Việc này sẽ chủ yếu dựa trên mô tả của bệnh nhân về những cơn đau đang gặp phải, bao gồm:

Tính chất cơn đau: xuất hiện đột ngột và chỉ trong thời gian ngắn.

Hoàn cảnh khởi phát cơn đau: thường bị kích thích nhẹ trước đó ở 2 bên má ví dụ như lúc đang ăn, nói chuyện.

Vị trí đau: các bác sĩ dễ chẩn đoán bệnh hơn nếu được mô tả chi tiết những vị trí nào trên mặt người bệnh bị ảnh hưởng bởi cơn đau.

Các chuyên gia y tế có thể làm thêm một số bài test khác để chẩn đoán đau dây thần kinh sinh ba. Những phương pháp này cũng giúp tìm ra các nguyên nhân nền gây bệnh. Các bài kiểm tra thường được áp dụng là:

Tiến hành thăm khám hệ thần kinh

MRI: Cần phải tiến hành MRI scan ở não để xác định xem có khối u nào làm đau dây thần kinh sinh ba hay không.

Uống thuốc gì để chữa bệnh đau dây thần kinh số 5 hiệu quả nhất mà không gây tác dụng phụ đáng kể gì.

2. Đau dây thần kinh số 5 uống thuốc gì?

Uống thuốc là bước thứ hai sau bước chẩn đoán để xác định bệnh đau dây thần kinh số 5. Tuy nhiên hiện có khá nhiều bệnh nhân tự ý dùng thuốc giảm đau để tạm thời ngăn chặn những cơn đau bùng phát gây đau đớn. Nhưng điều đáng lo ngại là chúng thường không có tác dụng rõ rệt mà lại có nguy cơ gây hại nhiều hơn.

Bởi vì cả quá trình chẩn đoán hay điều trị đau dây thần kinh số 5 bằng thuốc hay các phương pháp khác cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân tuyệt đối phải tuân thủ đúng liệu trình.

dau day than kinh so 56
Đau dây thần kinh số 5 được điều trị nội khoa bằng một số loại thuốc chống trầm cảm, chống co cơ hoặc tiêm thuốc giảm đau - Ảnh minh họa: Internet

Đau dây thần kinh số 5 là một căn bệnh liên quan đến bộ phận quan trọng trên cơ thể nên sẽ được điều trị nội khoa bằng một số loại thuốc chống trầm cảm. Một số thuốc chống co cơ hoặc tiêm thuốc giảm đau cũng được lựa chọn trong quá trình điều trị. Cụ thể như sau:

Gabapentin: dược liệu để điều trị đau thần kinh ở người lớn.

Carbamazepine: Đây là loại thuốc có khả năng khôi phục và cân bằng hoạt động của dây thần kinh.

Amitriptyline: thuốc này mang lại tác dụng điều trị các chứng đau dây thần kinh trong đó có đau dây thần kinh sinh ba hay còn gọi là đau dây thần kinh số 5.

Phenytoine: thuốc chuyên dùng để tăng khả năng kiểm soát cũng như giảm hoạt động co giật trong não.

Tùy vào tình trạng bệnh cũng như liệu trình chữa trị mà một số loại thuốc uống kể trên để điều trị đau dây thần kinh số 5 có thể được bác sĩ chỉ định riêng cho từng bệnh nhân.

Chữa đau dây thần kinh số 5 bằng Đông y

Riêng đối với những bệnh nhân bị mẫn cảm với thuốc Tây thì cũng có thể áp dụng chữa đau dây thần kinh số 5 bằng Đông y. Trong đó, châm cứu là phương pháp được sử dụng phổ biến.

3. Phẫu thuật hoặc kỹ thuật Gasser

Cách giảm đau dây thần kinh số 5 bằng sự can thiệp của phẫu thuật hoặc kỹ thuật Gasser là biện pháp được lựa chọn của bác sĩ nếu thấy bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm khi đã dùng thuốc đặc trị.

Phẫu thuật: Cách điều trị này giúp giải phóng dây thần kinh bị chèn ép hoặc ngăn chặn việc dây thần kinh số 5 bị phá hủy. Đây là việc làm cần thiết vì nếu dễ kéo dài sẽ gây gây liệt mặt tạm thời hoặc mãi mãi. Phẫu thuật còn có thể giúp những cơn đau dữ dội biến mất trong một khoảng thời gian nhất định.

Kỹ thuật “đông nhiệt” hạch Gasser: Đây là phương pháp cắt chọn lọc các dây thần kinh sau hạch Gasser nhằm mục đích làm giảm cơn đau cho bệnh nhân. Biện pháp này có thể được tiến hành nhiều lần nếu cơn đau tiếp tục tái phát.

Thanh Giang (T.H)

Tin liên quan

Chế độ ăn uống để bảo vệ thận

Theo các bác sĩ, những người bị suy thận cần có chế độ ăn tương đối khắt khe. Vì thận...

Những tác dụng của thói quen ăn tỏi sống: Không phải ai cũng biết và tận dụng đúng cách

Tỏi là loại thực vật gia vị quen thuộc trong bếp ăn mọi nhà. Tuy sử dụng thường xuyên nhưng...

Trầm cảm dẫn đến tự sát có thật không?

Trầm cảm dẫn đến tự sát là một trong những bệnh tâm lý nguy hiểm nhất. Tìm hiểu ngay về...

Đau đầu vận mạch là bệnh gì?

Đau đầu vận mạch là một bệnh thường gặp ở nhiều người nhưng đa số đều chủ quan. Vậy đâu...

7 triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì bệnh tiến triển từ từ...

Chi tiền triệu chữa bạc tóc: Chuyên gia nói gì?

Hiện tượng bạc tóc sớm đang ngày càng phổ biến và người  bị tóc bạc sớm cũng lo lắng cho...

Sử dụng giấy vệ sinh thay thể giấy ăn, cẩn thận mắc loạt bệnh nguy hiểm sau

Giấy ăn, giấy vệ sinh là nhu yếu phẩm hàng ngày mà mọi gia đình đều có. Nhiều người thường...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

19 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

19 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

19 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

19 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

19 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

19 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 9 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 9 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 9 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình