Phụ Nữ Sức Khỏe

Những điều bố mẹ cần nhớ lưu ý khi cho trẻ đi bơi

Trong thời tiết nắng nóng, nhiều bố mẹ đưa con đi bơi để làm mát cơ thể và rèn luyện. Tuy nhiên, đi bơi cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về sức khỏe, đặc biệt trong ngày quá nắng nóng.

Chuẩn bị cho trẻ trước khi đi bơi

Hãy chuẩn bị cho trẻ các vật dụng như khăn lông, dầu gội, xà bông tắm, thuốc nhỏ mắt, dầu nóng, đồ bơi, kính, phao, mũ, kem chống nắng. Do da trẻ nhạy cảm cần bảo vệ da khỏi tia cực tím (UV) để giảm nguy cơ phát triển ung thư da và ngăn ngừa tổn thương, bạn cần lưu ý chọn mua đúng loại kem chống nắng dành cho trẻ nhỏ.

Chọn bể bơi an toàn và vệ sinh

Chọn bể bơi không quá đông người, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, nước không quá nặng mùi khử trùng. Ngày nhiệt độ lên cao, nên cho trẻ bơi ở bể bơi có mái che hoặc không bị hắt nắng để tránh bị cảm nắng.

Giờ bơi hợp lý

Mùa nóng nên nhiều người chọn đi bơi giữa trưa để làm mát cơ thể. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm. Không bơi vào lúc nắng gắt để bảo vệ sức khỏe và làn da. Theo các bác sĩ thời điểm tốt nhất để bơi lội là sáng sớm và chiều mát với khung giờ 5h30-8h, 6h-9h và sau 5h chiều.

Khoảng thời gian tuyệt đối không nên bơi là 10h-16h, đây là lúc mặt trời chiếu mạnh nhất nên nhiều tia cực tím nhất. Dù bạn có thoa kem chống nắng thì khi xuống bể bơi, chất khử trùng nước hồ sẽ nhanh chóng gột rửa kem, làm cho da bị cháy nắng, khô rát.

Khởi động trước khi bơi

Trước khi xuống bơi, cho trẻ khởi động các động tác đơn giản để làm nóng cơ thể, căng cơ, thư giãn các khớp, tăng bền sức, không bị oải, chuột rút... Chỉ cần xoay cổ tay, cánh tay, vai, cổ chân, khớp gối, xoay hông, cúi gập người, vươn vai trong vài phút.

Sáng sớm nếu nước còn quá lạnh, trẻ cần phải khởi động đầy đủ, tập thể dục hoặc tham gia một số trò chơi trên bờ để làm nóng cơ thể trước khi xuống nước, tránh nhiễm lạnh.

Không nên bơi trước và sau khi ăn

Bơi khi đói sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu ăn và chức năng tiêu hóa của trẻ, hoặc có thể xảy ra tình trạng chóng mặt và mất sức. Bơi trong lúc dạ dày còn quá no, máu sẽ tập trung ở những cơ bắp đang vận động, khiến việc tiêu hóa bị cản trở, ngoài ra còn có thể dẫn đến hiện tượng đau bụng, buồn nôn…

Tốt nhất chỉ nên cho trẻ ăn nhẹ các món chế biến từ rau, củ, quả hơn là các món từ chất béo, thức ăn nhanh và cho trẻ xuống hồ bơi sau khi ăn khoảng một giờ đồng hồ.

Bảo vệ mắt, tai, mũi, họng của trẻ

Đối với trẻ mới tập bơi, thời gian ở dưới nước không nên kéo dài quá 30 phút, áp dụng cho mùa hè. Vào cuối hè, đầu thu khoảng thời gian cho phép thu lại còn 15-20 phút. Sau buổi bơi, trẻ phải xì mũi thật sạch và đẩy nước ra khỏi tai (dạy trẻ nghiêng tai có nước xuống phía dưới, nhảy vài lần, làm cả 2 bên). Lau sạch ống tai bằng một que bông sạch.

Luôn theo dõi khi trẻ bơi

Để ý canh chừng là rất quan trọng nhằm tránh nguy cơ trẻ bị đuối nước, chuột rút…bởi thực tế đã có hơn 70% trẻ học bơi bị đuối nước do sự thiếu giám sát. Bạn nên sắp xếp thời gian ở lại cùng con vào những lần đưa bé đến bể bơi. Đừng hoàn toàn tin tưởng vào khả năng bơi lội của con mình, vì dù thế nào bé vẫn còn là học viên chứ chưa là một vận động viên.

Không phải trẻ nào cũng có thể bơi, những trẻ sau đây không nên tham gia hoạt động bơi lội:

- Trẻ mắc bệnh hen phế quản khi tiếp xúc với nguồn nước lạnh rất dễ bị lên cơn khò khè, khó thở, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng.

- Trẻ mắc các bệnh đường hô hấp mạn tính: Viêm mũi dị ứng, viêm mũi xuất tiết, viêm xoang mạn… khi đi bơi sẽ làm bệnh trầm trọng hơn.

- Trẻ bị viêm da dị ứng: Hoá chất được pha trong nguồn nước của hồ bơi gây nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ.

Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ khi đi bơi phụ huynh cần lưu ý nên cho trẻ đi khám bác sỹ để quyết định trẻ có thể tham gia bơi lội không.

Theo Khỏe và đẹp

Tin liên quan

Một trẻ nhập viện vì nghẹn bò viên và kinh nghiệm xoay sở khi trẻ bị hóc dị vật mà...

Nghẹn dị vật dẫn đến nghẹt thở là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ nhỏ tử vong....

Những thực phẩm có hại với mẹ bầu, nhớ tránh càng xa càng tốt

Ăn uống cẩn trọng và nên chọn lựa những thực phẩm lành mạnh là điều vô cùng cần thiết, thực...

4 loại rau quả quen thuộc mẹ bầu chỉ cần ăn mỗi ngày còn tốt hơn uống vitamin tổng hợp

Có những loại rau vô cùng quen thuộc, giá rẻ bèo dễ tìm nhưng lại có khả năng cung cấp...

Bà bầu ăn sung giúp con khỏe mạnh - mẹ đẹp da, vậy ăn thế nào là đúng bạn đã...

Quả sung được cho là loại quả rất tốt cho sức khỏe của bà bầu, ăn đúng và đủ còn...

Con ghét ăn rau thì mẹ hãy nấu ngay món canh bổ dưỡng này, đảm bảo ngon miệng không cần...

Trẻ con 10 đứa thì hết 9 đứa là không thích ăn rau. Nếu con mẹ nào mà trong tình...

Tin vào lời đồn đặt chậu nước trong phòng điều hòa sẽ tốt cho con, nào ngờ hại con viêm...

Nhiều bà mẹ trẻ tin vào lời đồn mà đặt chậu nước trong phòng điều hòa để tăng độ ẩm...

Đây chính là 3 thời điểm bà bầu không nên đi bộ, tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và...

Trong thai kỳ, đi bộ là một trong những bài tập thích hợp với bà bầu. Tuy nhiên, nên tránh...

Tin mới nhất

Phụ nữ ngực to có nội tiết tốt hơn? Bác sĩ tiết lộ đây mới là thứ dễ khiến "cặp...

19 giờ trước

Bật mí 5 dấu hiệu cho thấy làn da đang lão hóa tốt

1 ngày 14 giờ trước

Phương Mỹ Chi khóc nghẹn kể về tuổi thơ nghèo khó, từ khi nổi tiếng đã không cho cha mẹ...

1 ngày 14 giờ trước

Những thói quen tốt cho tim cần kết hợp với thói quen tập thể dục hàng ngày mà ai cũng...

1 ngày 14 giờ trước

Hãng dược AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu, kèm theo hội chứng nguy hiểm khác

1 ngày 14 giờ trước

Giữ dáng tại nơi làm việc: 3 lời khuyên của chuyên gia để tránh tăng cân khi làm việc tại...

1 ngày 19 giờ trước

Hè nắng đổ lửa, không còn sợ lớp trang điểm ‘nhòe nhoẹt’ vì làn da nhiều dầu nhờ bí quyết...

2 ngày 8 giờ trước

Bí quyết 'đẹp bất chấp' mùa nắng với các tips siêu đơn giản

2 ngày 8 giờ trước

Phát hiện thủ phạm tiềm năng mới của bệnh Alzheimer

2 ngày 14 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình