Phụ Nữ Sức Khỏe

Những dấu hiệu, cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra trong vòng vài giờ hoặc vài ngày sau khi ăn. Các triệu chứng dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) thực phẩm có thể là trung gian đưa tác nhân gây ngộ độc vào cơ thể. Ngoài ra, thực phẩm không an toàn còn gây ra hơn 200 loại bệnh khác nhau. 

Tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân vào cấp cứu do ngộ độc thực phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất. Bác sĩ Nguyên cho biết ba nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm:

- Nhóm vi sinh vật, các độc tố của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây ngộ độc. Trong đó, ngộ độc do vi sinh vật là phổ biến nhất như E. coli, thương hàn, tả. Độc tố do tụ cầu, hải sản nhiễm vi khuẩn. Tại Việt Nam, khí hậu nhiệt đới càng tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển nhiều hơn. TS Nguyên cho biết, tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, nếu vào mùa hè, những ngày thời tiết nóng, số ca ngộ độc thực phẩm sẽ tăng lên. 

Việc điều trị đối với các bệnh nhân ngộ độc thực phẩm do nhóm vi sinh vật thường đơn giản, đa phần bệnh nhân sẽ sớm ổn định. Riêng bệnh nhân ngộ độc do vi khuẩn Salmonella có nguy cơ diễn biến nặng.

Bệnh nhân cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: BVCC

- Ngộ độc thực phẩm còn do hóa chất. Bác sĩ Nguyên thông tin, ngộ độc hóa chất trước đây gặp nhiều hơn. Hàng triệu hóa chất có thể gây ngộ độc do nhiễm vào thực phẩm từ khâu trồng trọt, chế biến đến bảo quản.  

- Ngộ độc thực phẩm do các độc tố tự nhiên có sẵn trong thực phẩm, đặc biệt ở các loại hải sản. Bác sĩ Nguyên hay gặp nhất là ngộ độc con so biển, cá nóc, nấm tự nhiên, bạch tuộc vòng xanh.

Các dấu hiệu liên quan tới ngộ độc thực phẩm do ăn uống có thể xuất hiện từ vài giờ tới vài ngày: 

- Có hai người trở lên có triệu chứng tương tự nhau khi cùng ăn thực phẩm nghi ngờ. 

- Nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, mất nước, môi khô, mỏi mệt, dấu hiệu nhiễm trùng dẫn tới sốt, mẩn. 

- Trường hợp nặng cảnh báo tình trạng nguy hiểm: Bệnh nhân rối loạn cảm giác, tê bì giảm cảm giác, nóng - lạnh, yếu cơ chân tay, cứng cơ, nhìn mờ, co giật, hôn mê, đau ngực, loạn nhịp tim, mạch không đều, tiểu ít. Những đối tượng dễ trở nặng như người già, trẻ nhỏ, miễn dịch suy giảm.

Ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật có thể điều trị theo dõi tại nhà như cho người bệnh uống orezol, nước khoáng. Trường hợp trong nhà không có orezol, bạn có thể sử dụng nước canh thay thế.  

Tuy nhiên, bác sĩ Nguyên nhấn mạnh không nên cho người bệnh uống quá nhiều nước lọc để tránh bị rối loạn chất điện giải trong máu. Tránh các thức ăn vị chua, thực phẩm dễ kích ứng dạ dày như chuối, đồ xôi nếp, thực phẩm quá ngọt.

Trong trường hợp bệnh nhân sốt cao, nôn nhiều, tiêu chảy mất nước nhiều, đau bụng nhiều, mệt nhiều, hoặc có các biểu hiện mà không phải do tiêu hóa, mất nước hay nhiễm trùng như tê bì, yếu cơ, liệt cơ, mờ mắt, đau đầu nhiều, lơ mơ, lẫn lộn, co giật, hôn mê, đau ngực, tiểu ít,… phải nhanh chóng tới cơ sở y tế.

Trường hợp co giật không nên đưa vật cứng vào miệng mà chỉ cho bệnh nhân nằm nghiêng an toàn, sẵn sàng hỗ trợ hô hấp nếu có biểu hiện tím tái. Bệnh nhân nôn ói nên nằm nghiêng để tránh sặc dịch nôn vào phổi.

Theo Phương Thuý/Vietnam.net

Tin liên quan

Sau 3 năm COVID-19, thế giới chưa sẵn sàng đối phó đại dịch tiếp theo

IFRC cảnh báo rằng tất cả các quốc gia trên thế giới vẫn chưa sẵn sàng đối phó đại dịch...

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc thực phẩm sau Tết: Nguyên nhân đến từ sai lầm nhiều người vẫn 'vô...

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài kết thúc với sự xáo trộn về thói quen sinh hoạt, ăn uống, nghỉ...

Nhồi máu não sau chầu rượu ‘tới bến’ ngày Tết

Sau tiệc rượu, nam thanh niên xuất hiện tình trạng nói ngọng, liệt một bên và bị nhồi máu não.

Bé gái 3 tuổi ở Hà Nội mắc bệnh lý xoắn dạ dày rất hiếm gặp

Xuất hiện tình trạng đau bụng dữ dội và nôn khan, khi vào Bệnh viện Nhi Trung ương, bé Q.A....

Từ vụ bé 10 tuổi nguy kịch sau khi uống nước ngọt có ga: Chuyên gia phát hiện tác nhân...

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể chết người, nó xảy ra đột ngột...

Bộ Y tế: Các biến thể mới của Covid-19 vẫn liên tục xuất hiện

Bộ Y tế thông tin dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, các biến thể mới liên...

Sáng 31/1: F0 nặng tăng; WHO tiếp tục duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với đại dịch COVID-19

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy số ca mắc COVID-19 và bệnh nhân nặng đều gia tăng; Tăng...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

21 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

21 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

21 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

21 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

21 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

21 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 12 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 12 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 12 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình