Phụ Nữ Sức Khỏe

Những con đường hạt vi nhựa 'xâm nhập' vào cơ thể gây nên nhiều căn bệnh nan y cho con người

Trong quá trình sử dụng và thải rác nhựa ra ngoài môi trường, chúng ta vô tình hấp thu hạt vi nhựa vào cơ thể gây nên nhiều căn bệnh nan y, thậm chí là tử vong.

Ước tính 50% dân số thế giới có chứa hạt nhựa trong cơ thể. Hạt vi nhựa (microplastic) là những hạt nhựa có đường kính nhỏ hơn 5mm. Chúng thường nằm trong những sản phẩm từ nhựa sử dụng một lần (ly, chén, chai, ống hút, túi nylon...), đồ điện tử, dầu gội, mỹ phẩm... Trong quá trình sử dụng và thải rác nhựa ra ngoài môi trường, chúng ta vô tình hấp thu hạt vi nhựa vào cơ thể gây nên nhiều căn bệnh nan y, thậm chí là tử vong.

1. Hạt vi nhựa là gì?

Hạt vi nhựa là những mảnh nhựa nhỏ được tìm thấy trong môi trường. Chúng được định nghĩa là các hạt nhựa có đường kính nhỏ hơn 5mm. Hạt vi nhựa có thể được sản xuất chủ động ở kích thước nhỏ (microbeads) có trong các sản phẩm kem đánh răng, tẩy tế bào chết hoặc hình thành từ quá trình phá hủy các mảnh nhựa lớn hơn trong môi trường.

Những hạt vi nhựa này được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới như trong đại dương, sông, đất và nhiều môi trường khác. Sau đó, chúng được tiêu thụ bởi các loài động vật.

Sản phẩm từ nhựa dùng một lần đang sử dụng tràn lan - Ảnh minh họa: Internet

Ngày nay, với việc sử dụng nhựa ngày càng tăng, môi trường đang phải gánh chịu nhiều nhựa thải hơn bao giờ hết. Ước tính, có khoảng 8,8 triệu tấn chất thải nhựa đưa vào đại dương mỗi năm. Hơn thế, 276.000 tấn nhựa hiện đang trôi nổi trên bờ biển, trong khi còn những phần khác đã chìm hoặc dạt vào bờ. Điều này cho thấy hạt vi nhựa đang ngày càng dày đặc hơn xung quanh môi trường sống của chúng ta, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tính mạng của con người.

2. Khi nào hạt vi nhựa gây hại?

Hạt vi nhựa có thể xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường hô hấp hoặc ăn phải và gây ra nhiều phản ứng có hại bao gồm:

- Phá vỡ hormone: Nhiều hóa chất trong vi nhựa hoạt động như các hợp chất gây rối loạn nội tiết (ví dụ như BPA) như estrogen, testosterone và insulin.

Chúng hoạt động như những hormone khi xâm nhập vào cơ thể, bắt chước và phá vỡ những chức năng tự nhiên của những hormone này và gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như sự phát triển của hội chứng buồng trứng đa nang, làm giảm lượng hormone thực hiện chức năng sức khỏe sinh sản.

- Tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính: Tiếp xúc lâu dài với vi nhựa gây rối loạn nội tiết, tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường type 2 và bệnh tim mạch.

Sử dụng đồ nhựa, túi ni lông tràn lan nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet

- Suy giảm sức khỏe miễn dịch: Vi nhựa cũng gây ra phản ứng viêm liên tục do các tế bào bạch cầu không thể phá vỡ chúng, do đó phản ứng viêm được kích hoạt liên tục dẫn đến các tác dụng phụ khác nhau như stress oxy hóa và giải phóng các cytokine gây ra phản ứng viêm.

3. Các con đường hạt vi nhựa 'xâm nhập' vào cơ thể người

Theo các nghiên cứu về hạt vi nhựa, thành phần này có thể đi vào cơ thể con người theo nhiều cách. Khi các loài sinh vật ăn phải vi nhựa, chúng sẽ là vật trung gian tích tụ các loại hóa chất nguy hiểm. Điều này có thể dẫn đến việc lan truyền và tích lũy vi nhựa cũng như các chất ô nhiễm khác từ các sinh vật bậc thấp đến các sinh vật bậc cao và thậm chí là trong cơ thể con người thông qua chuỗi thức ăn.

Hạt vi nhựa lọt trong chai nước - Ảnh minh họa: Internet

Như vậy, khi chúng ta tiêu thụ các loài sinh vật này trong bữa ăn hàng ngày thì cũng có nghĩa là sẽ ăn trực tiếp vi nhựa vào cơ thể, dẫn đến những nguy cơ về sức khỏe do vi nhựa và các chất ô nhiễm khác bám trên bề mặt nhựa gây ra.

Không chỉ môi trường nước tự nhiên, hạt vi nhựa còn được tìm thấy trong không khí, thực phẩm, nước uống.

Vũ Vũ (TH)

Tin liên quan

Khàn tiếng kéo dài có thể là dấu hiệu ung thư

Khàn tiếng có thể do ho, cảm cúm, uống rượu bia nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh...

Dấu hiệu trẻ bị biến chứng tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như phù phổi cấp, viêm cơ tim,...

Các chỉ số xét nghiệm như thế nào cho biết bạn đã mắc bệnh đái tháo đường?

Khi đường máu tăng quá cao, người bệnh thường có những biểu hiện khát nước, sụt cân, tiểu đêm, nước...

Kiểm soát cơn hen suyễn ở trẻ

Theo thống kê, cứ 10 trẻ thì có một trẻ bị bệnh hen suyễn. Căn bệnh này sẽ trở nên...

Biến chứng phổ biến nhất của bệnh giời leo

Mẹ tôi năm nay 50 tuổi và vừa được chẩn đoán mắc bệnh giời leo. Xin hỏi bệnh có nguy...

TPHCM thông tin con số "đáng báo động" khi giám sát dịch sốt xuất huyết

Sở Y tế TPHCM cho biết, tỷ lệ đáng báo động này sẽ tiếp tục cao hơn nữa khi địa...

Đà Nẵng: Số ca bệnh tay chân miệng gia tăng

Tại TP Đà Nẵng, số ca bệnh tay chân miệng đang gia tăng. Trong đó, có nhiều trường hợp trẻ...

Tin mới nhất

5 loại rau giúp giải nhiệt cơ thể mùa hè, ăn nhiều mát ruột, đỡ nhiệt miệng, nói không với...

17 giờ trước

Bác sĩ cảnh báo nên tránh xa 6 loại trái cây này khi bụng đói nếu không muốn làm tổn...

22 giờ trước

Mùa hè nấu canh cua giải nhiệt theo cách này giúp thịt cua đóng thành tảng, ngon ngọt và đẹp...

22 giờ trước

Không ngờ loại rau rẻ tiền ít người dùng đến lại chính là “khắc tinh” của bệnh K, vừa ngon...

22 giờ trước

Loại quả xưa có đầy không ai bán, giờ thành đặc sản được dân thành phố "ưa chuộng", 150.000 đồng/kg

22 giờ trước

5 mẹo giúp bạn bảo quản trái cây và rau quả khi đã cắt một nửa

1 ngày 17 giờ trước

Củ sen nấu món gì cũng ngon hết ý

1 ngày 21 giờ trước

Công thức làm bánh bông lan Phú Sĩ bên ngoài đẹp mắt, bên trong béo thơm

1 ngày 21 giờ trước

5 mẹo đơn giản giúp căn bếp của bạn luôn mát mẻ trong mùa hè này

1 ngày 22 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình