Phụ Nữ Sức Khỏe

TPHCM thông tin con số "đáng báo động" khi giám sát dịch sốt xuất huyết

Sở Y tế TPHCM cho biết, tỷ lệ đáng báo động này sẽ tiếp tục cao hơn nữa khi địa phương mưa nhiều hơn và không có những biện pháp quyết liệt để kiểm soát các điểm nguy cơ.

Ngày 6/7, Sở Y tế TPHCM cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) và tay chân miệng (TCM) đều gia tăng trong tháng vừa qua.

Con số đáng báo động của dịch sốt xuất huyết

Theo đó, trong tháng 6, toàn Thành phố ghi nhận 758 ca bệnh SXH, nâng tổng số ca tính từ đầu năm lên hơn 8.500 ca (giảm 61,5% so với cùng kỳ năm 2022), không ghi nhận trường hợp tử vong.

Hiện tại, còn 111 bệnh nhân đang điều trị nội trú, trong đó có 10 trường hợp SXH nặng (khoảng 70% từ tỉnh chuyển đến), 4 ca đang thở máy.

Mặc dù số ca mắc, số ổ dịch năm nay thấp hơn năm trước nhưng đã có dấu hiệu dịch bệnh bắt đầu gia tăng từ tuần 24 đến nay.

Đáng chú ý, qua giám sát điểm nguy cơ, TPHCM ghi nhận tỷ lệ phát hiện có lăng quăng là gần 48% (49/103 điểm). Đây là con số đáng báo động. Sở Y tế nhận định, tỷ lệ này sẽ cao hơn nữa khi Thành phố mưa nhiều hơn và không có những biện pháp quyết liệt để kiểm soát các điểm nguy cơ.

Khoa Sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM (Ảnh: Hoàng Lê).

Về bệnh TCM, tháng 6, TPHCM ghi nhận gần 2.700 ca mắc, bao gồm 569 ca nội trú. Trong số này, có 118 ca nặng (76% từ các tỉnh chuyển đến) và tất cả đều là trẻ em dưới 6 tuổi. Đến nay, đã có một số trẻ tử vong sau khi từ tỉnh chuyển đến vì bệnh nặng, chưa ghi nhận trường hợp tử vong của TPHCM.

Số ca mắc TCM và bệnh nặng bắt đầu tăng liên tục từ tuần 19 đến nay. Bên cạnh đó, đã có 125 ổ dịch TCM trong 6 tháng được phát hiện, gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Đến nay, TCM đã ghi nhận tổng cộng 4.500 ca mắc TCM trong 6 tháng đầu năm, thấp hơn 47% so với cùng kỳ năm 2022. Dù vậy, nguyên nhân gây bệnh năm nay là Enterovirus (EV71), chủng virus có độc lực cao, nguy cơ gây bệnh nặng và thậm chí tử vong.

Dự báo, số ca mắc và số ca nặng sẽ tiếp tục gia tăng trong những tuần sắp tới và có thể kéo dài.

Thứ trưởng Bộ Y tế thăm trẻ mắc tay chân miệng nặng, điều trị ở TPHCM (Ảnh: KD).

Còn sai sót khi xác minh ca bệnh

Trước diễn biến phức tạp trên, Sở Y tế TPHCM đã chủ động triển khai hàng loạt các biện pháp phòng chống dịch bệnh ngay từ tháng 5, tập trung nhiều hoạt động trong tháng 6.

Để kéo giảm số ca mắc SXH, một trong các giải pháp quan trọng là phân loại đúng, xử lý triệt để các điểm nguy cơ gây dịch. Bên cạnh đó, Ngành Y tế tổ chức các lớp tập huấn về điều trị, cũng như can thiệp phòng bệnh tại cộng đồng.

TPHCM tiếp tục vận dụng mô hình phân tầng vào công tác thu dung điều trị SXH, tăng cường duy trì hoạt động Tổ chuyên gia của Sở Y tế để tư vấn và hỗ trợ kịp thời cho công tác điều trị SXH. Đồng thời, tiếp tục triển khai quy trình báo động đỏ đối với người bệnh SXH.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC) đã tăng cường hoạt động giám sát các điểm nguy cơ. Tất cả các điểm nguy cơ có lăng quăng đều đã được hướng dẫn tổng vệ sinh, dọn dẹp, xử lý vật chứa và sẽ tái giám sát sau một tuần. Với những điểm không tuân thủ hướng dẫn sẽ bị xử phạt.

Riêng đối với những điểm nguy cơ có lăng quăng và khó xử lý, Sở Y tế đã có văn bản chính thức thông báo đến UBND các quận, huyện để có hướng chỉ đạo xử lý. 

Tất cả các điểm nguy cơ có lăng quăng đều đã được hướng dẫn tổng vệ sinh, dọn dẹp, xử lý vật chứa (Ảnh: HCDC).

Về TCM, Sở Y tế đã xây dựng kịch bản ứng phó dịch 3 cấp độ, thực hiện phân tầng điều trị, với tầng cuối là các bệnh viện chuyên khoa Nhi và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.

Bên cạnh đó, TPHCM cũng thành lập Tổ chuyên gia điều trị bệnh TCM, nhằm tăng cường công tác hội chẩn các ca nặng cần chuyển tuyến hoặc ca khó với các đơn vị tại địa phương và các tỉnh, thành phía Nam. Từ đó đảm bảo công tác chuyển viện an toàn, điều trị kịp thời và hạn chế thấp nhất tình trạng tử vong.

Theo Sở Y tế TPHCM, HCDC đã tăng cường giám sát công tác phòng, chống dịch TCM. Hầu hết các Trạm Y tế đã triển khai đầy đủ, tuy nhiên một số nơi vẫn còn sai sót trong việc xác minh ca bệnh. Một số trường học báo cáo không kịp thời ổ dịch tại trường.

Ngành Y tế khuyến cáo, để phòng bệnh SXH, người dân cần chủ động truy tìm và loại bỏ nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh. Khi phát hiện các điểm nguy cơ, có thể phản ánh lên ứng dụng Y tế trực tuyến.

Để phòng bệnh TCM, người chăm sóc trẻ và trẻ em cần thường xuyên rửa tay, vệ sinh các vật dụng, đồ chơi của trẻ, bàn ghế, sàn nhà... Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, phụ huynh hãy đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế.

Theo Hoàng Lê/Dân Trí

Tin liên quan

Đà Nẵng: Số ca bệnh tay chân miệng gia tăng

Tại TP Đà Nẵng, số ca bệnh tay chân miệng đang gia tăng. Trong đó, có nhiều trường hợp trẻ...

Đi cắt mí được bác sĩ quảng cáo 'chỉ tự tiêu', người phụ nữ tá hỏa khi sau 8 tháng...

Sở Y tế Thừa Thiên - Huế đang điều tra để làm rõ vụ việc một phụ nữ sau 8...

Dấu hiệu vùng bụng dưới có thể cảnh báo căn bệnh ung thư nguy hiểm

Nếu có các dấu hiệu này ở vùng bụng dưới, bạn nên đi khám để bác sĩ kiểm tra kỹ...

Có nên tắm khi trẻ bị tay chân miệng?

Nhiều trẻ mắc tay chân miệng, bố mẹ sợ khi tắm sẽ làm vỡ các phỏng nước nên kiêng tắm....

Người đàn ông đi cấp cứu vì vết loét da gần vùng nhạy cảm

Người đàn ông 52 tuổi nhập viện vì sốt dài ngày không rõ nguyên nhân, khó thở, mệt nhiều, đau...

Nhập viện vì tiêu chảy dài ngày không dứt, người phụ nữ tá hỏa khi bị cắt cụt gần hết...

Một phụ nữ đã đến bệnh viện do bị tiêu chảy kéo dài mãi không dứt. Sau khi kiểm tra,...

Đặt 2 củ tỏi dưới gối trước khi đi ngủ, sau một thời gian, 5 lợi ích này có thể...

Đặt tỏi dưới gối sẽ mang lại rất nhiều tác dụng bao gồm giúp giảm đau đầu, giảm căng thẳng...

Tin mới nhất

WATF - Giáo dục tận gốc là giáo dục nhận thức

12 giờ trước

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội, tím tái toàn...

12 giờ trước

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11: Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh, miền Trung mưa liên tiếp

12 giờ trước

Xuất hiện chuỗi bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập, Biển Đông nguy cơ “bão chồng bão” cuối tháng...

12 giờ trước

TP.HCM ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết

14 giờ trước

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

1 ngày 16 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

1 ngày 16 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

2 ngày 7 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

2 ngày 7 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình