Phụ Nữ Sức Khỏe

Nhồi máu cơ tim ở trẻ em

Tại sao nhồi máu cơ tim lại xảy ra ở trẻ em? Từ trước đến nay giới y học không nghe nói đến việc này và tỉ lệ mắc chắc là rất hiếm phải không? (Trần Đình Đồng - Sóc Trăng)

Nhồi máu cơ tim cấp thường được nhắc đến ở người trưởng thành và nhất là người lớn tuổi. Nhiều người nghĩ rằng nhồi máu cơ tim cấp không xảy ra ở trẻ em nhưng thực tế chứng bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Thật ra trong y văn thế giới đã có nhiều báo cáo về các trường hợp nhồi máu cơ tim cấp ở trẻ em. Vào năm 1991, trên tạp chí Tim mạch Anh quốc đã đăng báo cáo của các chuyên gia tim mạch ở BV. Nhi Camperdown, Australia về 17 trường hợp trẻ em bị nhồi máu cơ tim. Các trường hợp này ghi nhận được trong 10 năm (1979 - 1989), trẻ bị bệnh từ 2 tháng đến 12 tuổi, có nhiều nguyên nhân khác nhau và tỉ lệ tử vong rất cao (47%).

Ảnh minh họa: Internet

Theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh Hoa Kỳ (CDC), tỉ lệ tử vong do tất cả các nguyên nhân ở trẻ em từ 22/100.000 trẻ từ 5 - 14 tuổi đến 756/100.000 trẻ dưới 1 tuổi (so với 90/100.000 người lớn 15 - 24 tuổi và 2.538/100.000 người lớn 65 - 74 tuổi). Trong đó nguyên nhân xác định do nhồi máu cơ tim cấp là 0,2/100.000 người lớn 15 - 24 tuổi và ít hơn 0,2/100.000 trẻ em dưới 1 tuổi (so với 1,4/100.000 người lớn 25 - 34 tuổi và 262/100.000 người lớn 65 - 74 tuổi).

Chúng ta thấy rằng có nhồi máu cơ tim cấp ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng ở trẻ em rất hiếm. Trong khi ở người lớn bị nhồi máu cơ tim là bệnh động mạch vành mắc phải, có sự tích tụ nguy cơ trong cuộc sống tạo thành các mảng xơ vữa gây nên sự co thắt mạch vành hoặc huyết khối.

Trẻ em không giống như vậy, hay gặp nhất là do bất thường mạch vành hoặc tình trạng viêm cấp của động mạch vành. Khi động mạch vành bị tắc hẹp đưa đến khối cơ tim chi phối bị thiếu máu. Cơ tim thiếu máu sẽ giải phóng ra cytokine của phản ứng viêm và làm chết tế bào. Hậu quả cuối cùng là rối loạn nhịp tim, hoặc là nhịp nhanh thất đưa đến rung thất hoặc đưa đến nhịp chậm gây ngừng tim. Điều này đưa đến hậu quả mất tuần hoàn ngoại biên và trụy mạch.

Theo BS.CKII.Đăng Minh Trí/Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

Bước kiểm tra đơn giản cứu mạng hàng ngàn em bé mỗi năm

Có tới 95% ca có bệnh tim bẩm sinh chưa được chẩn đoán tiền sản, dẫn đến việc cứu sống...

5 cách nhận biết ung thư thường gặp ở trẻ em Việt Nam

Tùy vào vị trí khối u, trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Phòng ngừa rối loạn phân ly ở trẻ

Trường hợp 9 em học sinh tiểu học điểm trường Nà Bản (xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn)...

Chữa trị viêm da cơ địa ở trẻ em

Con tôi 6 tháng tuổi, trên da cháu có nhiều đốm mụn li ti rất ngứa, nổi thành từng đợt....

Tác dụng phụ không mong muốn của men tiêu hóa

Những ai muốn tăng cường hệ tiêu hóa của mình đặc biệt là trẻ em đều có thể uống men...

Cách tập cho con ăn cơm nát hiệu quả nhất cha mẹ cần biết

Ở giai đoạn tập cho con ăn cơm nát từ cháo có thể sẽ khó khăn và cần có sự...

Con 15 tuổi ung thư, thủ phạm là người bố?

Theo PGS Lê Văn Quảng – Phó Giám đốc Bệnh viện K ung thư phổi ngày càng trẻ hóa. Đặc...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

7 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

7 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

7 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

7 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

7 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

7 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

22 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

22 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

22 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình