Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp. Theo người xưa, một gia đình thịnh vượng, hạnh phúc thường có 4 dấu hiệu dưới đây.
Truyền thống gia đình tốt đẹp
Tăng Quốc Phiên, một quan chức nổi tiếng vào cuối thời nhà Thanh, từng nói: “Gia kiệm tắc hưng, nhân cần tắc kiện, năng cần năng kiệm, vĩnh bất bần tiện!”, có nghĩa là : “Gia đình biết tiết kiệm sẽ thịnh vượng, người siêng năng sẽ khỏe mạnh. Nếu có cả siêng năng và tiết kiệm, bạn sẽ không bao giờ nghèo hèn!”.
Có thể thấy, yếu tố cốt lõi của truyền thống gia đình tốt đẹp chính là hai chữ “cần, kiệm”. Kiểu được hai chữ này sẽ tạo tiền đề cho việc xây dựng gia đình vững mạnh về tài chính chũng như hình thành thói quen tốt cho các thành viên trong gia đình.
Ảnh minh họa
“Gia phong” thường dùng để chỉ không khí gia đình, gia đình hòa thuận nhất định phải rất lương thiện, trái lại nếu như ngày nào cũng cãi vã không ngớt thì gia phong khó tránh khỏi bị hủy hoại.
Người ta thường nói: “Gia hòa vạn sự hưng”, nhưng nếu không có gia phong tốt đẹp thì không có gia đình thịnh vượng hoặc không khí hòa thuận. Vì vậy, gia đình hòa thuận là cơ hội để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và là nền tảng quan trọng cho sự phát triển của một con người.
Truyền thống tốt đẹp của gia đình cần phải được lưu truyền, bởi vì truyền thống gia đình có ảnh hưởng rất lớn không thể tả được đối với sự phát triển của thế hệ tương lai, chỉ có gia phong tốt mới có thể bồi dưỡng được quý nhân, mới có thể truyền thừa gia tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Vợ chồng hòa hợp
Vợ chồng là một loại duyên phận đặc thù, từ người dưng trở thành người một nhà thông qua tiếp xúc, kết giao và hòa hợp. Vì vậy, sau khi kết hôn nhất định phải tương thân tương ái, như vậy thì mối quan hệ gia đình mới có thể dung hợp, vui vẻ.
Nếu như vợ chồng cãi nhau vì những chuyện nhỏ nhặt hàng ngày, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự trưởng thành của thế hệ sau và từ đó ảnh hưởng đến vận mệnh của cả gia tộc.
Ảnh minh họa
Con cái không ngừng nỗ lực
Với tư cách là người thầy đầu tiên của con, cha mẹ nhất định phải làm gương tốt để con cái cảm nhận được thái độ sống cần cù, cầu tiến, tích cực, lạc quan, như vậy con cái mới có thể trở thành người con ngoan, người có ích cho xã hội.
Ngược lại, nếu như cha mẹ lười biếng, hay than vãn khó khăn thì con cái khó có thể phát triển.
Nếu thế hệ tiếp theo của một gia đình không có động lực phấn đấu và không đáp ứng được kỳ vọng thì việc gia đình đó suy tàn chỉ là vấn đề thời gian. Vì vậy, phụ huynh không được coi thường việc giáo dục con cái, nếu không, một khi con trẻ lầm đường lạc lối, hoặc ngày ngày chỉ biết ăn uống vui chơi mà không có ý định học tập thì khó có thể xây dựng gia đình thịnh vượng, giàu có.
Trên thực tế, không ít gia đình đã thoát nghèo và bước vào cuộc sống khá giả sau ba thế hệ làm việc chăm chỉ, nếu muốn kéo dài cuộc sống giàu sang như vậy thì phải nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của thế hệ sau.
Ảnh minh họa
Trưởng bối đã giác ngộ
Người trưởng bối hay những người lớn nhất trong nhà là trụ cột của một gia đình. Có thể nói hướng đi của một gia đình, và tương lai phát triển của gia đình như thế nào, thực chất có quan hệ mật thiết với những người lớn tuổi trong gia đình. Tục ngữ có câu: “Thượng lương bất chính hạ lương oa”, có nghĩa là: “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”, nếu như phẩm chất đạo đức của người trưởng bối có vấn đề thì chắc chắn sẽ dẫn đến thế hệ sau học theo.
Trái lại, nếu như người lớn tuổi cởi mở vui vẻ, có thái độ tích cực trước mọi việc thì dù gặp bất cứ chuyện gì cũng có thể đồng cảm, thấu hiểu và giúp đỡ thế hệ trẻ và cùng nhau tiến bộ. Như vậy thế hệ trẻ cũng sẽ cảm thấy được sự quan tâm, yêu mến và hạnh phúc.
Đôi khi, gia phong có thuần hậu hay không còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa vợ chồng, thái độ của trưởng bối cùng với thế hệ trẻ có động lực vươn lên hay không, bốn điều này có thể nói là bổ sung cho nhau, bất kể là điều nào trong số đó sai sót sẽ đẩy gia đình xuống vực thẳm.