Nghiên cứu đã theo dõi cảm xúc của 3.900 người trưởng thành, từ những người đã đính hôn hoặc kết hôn kéo dài 2 năm cho đến những người có mối quan hệ kéo dài 20 năm. Các tình nguyện viên được yêu cầu báo cáo cảm xúc của họ cứ sau 30 phút trong mười ngày và cho biết họ đang dành thời gian cho ai.
Điều này xác định mức độ yêu thương mà phụ nữ và đàn ông dành cho bạn đời của mình theo thời gian. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Psychological Science.
Kết quả cho thấy cảm xúc lãng mạn ở phụ nữ đang suy giảm, với những người đã kết hôn hoặc đính hôn trong hơn 3 năm cho biết cảm giác yêu thương ít hơn 55% so với những người có mối quan hệ mới.
Ngược lại, mức giảm tương đương về tần suất cảm xúc yêu đương ở nam giới là 9%.
Nghiên cứu cho thấy phụ nữ có mối quan hệ lâu dài dành nhiều thời gian hơn để làm việc nhà và nấu nướng, điều này có thể giúp giải thích kết quả.
Những người đàn ông đã kết hôn hoặc đính hôn lâu hơn được phát hiện là dành nhiều thời gian hơn để thư giãn hoặc ngủ trưa.
Nhưng nghiên cứu cũng cho thấy rằng sự vắng mặt của người bạn đời khiến trái tim đối phương trở nên nhiều cảm xúc hơn. Khi các cặp đôi gặp lại nhau sau khoảng 8 tiếng xa cách, cảm giác yêu đương sẽ tăng lên.
Tiến sĩ Saurabh Bhargava, thuộc Đại học Carnegie Mellon ở Pittsburgh, Mỹ, người thực hiện nghiên cứu, nói với The Times: "Tôi nghĩ rằng có một cách giải thích lạc quan về dữ liệu nghiên cứu này - mặc dù niềm đam mê lãng mạn và tình yêu lãng mạn suy giảm nhưng chúng vẫn tồn tại".