Phụ Nữ Sức Khỏe

Nguyên nhân và cách xử lý phù hợp khi bị chảy máu cam

Chảy máu cam là hiện tượng phổ biến, xuất hiện ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Hiện tượng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, chúng ta cần xác định đúng để có cách xử lý phù hợp.

Chảy máu cam là gì?

Bị chảy máu cam hay chảy máu mũi xảy ra khi cách mạch mũi bị tổn thương. Bao gồm chảy máu cam một bên mũi hoặc cả hai bên mũi. Không khí khô, dị ứng hay chấn thương là những nguyên nhân phổ biến gây nên.

chay mau cam anh 1
Chảy máu cam là hiện tượng phổ biến, xuất hiện ở cả trẻ nhỏ và người lớn

Tình trạng chảy máu cam xảy ra khi các mạch máu mũi bị tổn thương. Dựa vào mức độ tổn thương vùng mô, chảy máu cam được phân loại thành chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau.

So với chảy máu mũi trước, chảy máu mũi sau có lượng máu chảy nhiều hơn và liên quan đến chảy máu ở phía sau khoang mũi.

Thống kê cho thấy, khoảng 60% dân số chảy máu cam ít nhất một lần trong đời. Trong số đó có 6% cần được chăm sóc y tế.

- Chảy máu mũi trước

Chảy máu mũi trước khi máu chảy ra từ vách ngăn mũi. Vách ngăn mũi chứa các mạch máu dễ vỡ. Trẻ em là đối tượng thường bị chảy máu mũi trước. Tình trạng này thường không nghiêm trọng và có thể điều trị tại nhà.

- Chảy máu mũi sau

Khi các động mạch cung cấp máu cho mũi bị tổn thương sẽ dẫn đến chảy máu mũi sau. So với chảy máu mũi trước, tổn thương động mạch dẫn đến chảy máu nhiều hơn, thậm chí, máu có thể chảy vào cổ họng. Chảy máu mũi sau thường xảy ra ở người lớn tuổi, người cao huyết áp.

Các nguyên nhân gây ra chảy máu mũi

Nguyên nhân gây chảy máu cam phổ biến nhất là tổn thương, vật thể lạ trong mũi, nhiễm trùng và tiếp xúc với không khí khô.

Cụ thể nguyên nhân như sau:

* Tổn thương hoặc kích ứng

- Xì mũi mạnh hoặc thường xuyên

- Ngoáy hoặc day mũi thường xuyên

- Hít phải các hóa chất, chẳng hạn như amoniac

- Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá

- Tiếp xúc không khí khô trong thời gian dài

- Bị chấn thương mũi, sọ

- Xảy ra sau phẫu thuật đầu hoặc mũi.

* Tình trạng sức khỏe hoặc các loại thuốc

-Tình trạng sức khỏe

- Phình động mạch cảnh

- Huyết áp cao

- Thiếu canxi

- Xuất hiện khối u xung quanh hoặc trong mũi

- Rối loạn mạch máu ví dụ như bệnh rối loạn đông máu hoặc bệnh bạch cầu

- Xơ vữa động mạch gây xơ cứng và thu hẹp động mạch

- Mắc bệnh tự miễn và bệnh rối loạn miễn nhiễm

- Bệnh Von Willebrand là bệnh rối loạn đông cầm máu

* Dùng thuốc chống viêm và làm loãng máu sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu cam hơn. Ví dụ như:

- Aspirin

- Warfarin

- Clopidogrel

- Liệu pháp điều trị bổ sung và thay thế như bạch quả và vitamin E

Nhiều trường hợp chảy máu mũi do tự phát và không xác định được nguyên nhân.

Cách điều trị bệnh chảy máu cam

chay mau cam anh 2
Cách sơ cứu khi bị chảy máu cam hiệu quả

Các bước thực hiện như sau:

- Lưng ở tư thế thẳng, giữ đầu ở mức cao hơn tim. Lưu ý phải giữ bình tĩnh.

- Đầu chúi về phía trước và tiến hành ngăn chảy máu vào cổ họng.

- Nhẹ nhàng xì mũi nhằm loại bỏ hết cục máu đông ra ngoài.

- Xịt thuốc oxymetazoline hoặc neo-synephrine để co màng mũi.

- Dùng ngón tay cái và trỏ để bóp giữ hai bên cánh mũi thật chặt và giữ trong 15 phút.

- Kiểm tra lại xem còn chảy máu không.

- Đến khi máu ngừng chảy hoàn toàn, bạn dùng một túi đá nhỏ đặt trên mũi để giảm đau và sưng. Tránh ngoáy hoặc xì mũi trong vài giờ.

Cho đến khi vết thương lành hẳn, bạn cần tránh dùng các chất kích thích như khói thuốc lá.

Cách sơ cứu khi bị chảy máu cam này chỉ hiệu quả với trường hợp bị chảy máu mũi phía trước. Nếu bị chảy máu mũi phía sau mà không tự sơ cứu được thì cần phải kịp thời chăm sóc y tế.

Trong điều trị chảy máu cam, các phương pháp chăm sóc y tế phổ biến nhất bao gồm:

- Nhét bấc mũi

Dùng gạc để bịt mũi phía trước hoặc mũi phía sau. Sau đó, tạo áp lực trực tiếp lên nguồn chảy máu bằng miếng cầm máu mũi hoặc bong bóng cao su. Đây là cách giúp ngăn máu chảy ra.

- Hóa chất hoặc đốt điện

Nếu áp dụng phương pháp nhét bấc mũi mà vẫn không thể cầm được máu, bạn có thể áp dụng phương pháp này để ngăn chảy máu mũi trước. Có thể dùng bạc nitrat, tia laze hoặc một dòng điện để đốt các mạch máu.

Phẫu thuật ligation: Đây là phương pháp phẫu thuật giúp thắt các mạch máu, động mạch gây ra chảy máu.

Cách phòng ngừa chảy máu cam

Để phòng ngừa tình trạng chảy máu cam, ngoài giữ vệ sinh sạch sẽ vùng mũi, bạn cần loại trừ các nguyên nhân gây chảy máu. Bao gồm:

chay mau cam anh 3
Không ngoáy, xì mũi mạnh và chỉ xì mũi khi cần thiết

- Không nhét vật lạ bên trong mũi.

- Không ngoáy, xì mũi mạnh và chỉ xì mũi khi cần thiết.

- Trong điều kiện khí hậu khô, nên sử dụng máy tạo độ ẩm.

- Tránh những hoạt động gây va đập/chấn thương mũi như đùa giỡn,...

- Tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn sử dụng thuốc tăng nguy cơ chảy máu cam.

- Tránh hoạt động nặng sau khi bị chảy máu cam ít nhất 7 ngày.

Chảy máu cam nên ăn gì?

Bổ sung các vitamin, khoáng chất cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày là cách giúp tránh bị chảy máu cam. Đây cũng là cách giúp cầm máu tốt. Bạn nên bổ sung 4 vitamin và khoáng chất quan trọng sau:

- Vitamin K

Thiếu vitamin K dễ khiến bạn bị chảy máu cam. Dùng Vitamin K là cách giúp đảm bảo ổn định tình trạng đông máu.

chay mau cam anh 4
Thiếu Kali khiến cơ thể bị mất nước, gây khô rát bong tróc các mô và mao mạch tại mũi và dẫn đến chảy máu

Thực phẩm giàu vitamin K: rau lá xanh đậm, bắp cải, hành lá, cải bruxen, tỏi, dưa leo…

- Vitamin C

Thực phẩm giàu Vitamin C có nhiều trong bông cải xanh, rau lá xanh, ớt chuông, quả mọng, trái cây họ cam quýt…

- Sắt

Thiếu sắt là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu, gây bầm tím và dễ bị chảy máu cam hơn.Những thực phẩm tốt có chứa nhiều sắt đó là thịt đỏ, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt…

- Kali

Giúp điều hòa chất lỏng trong cơ thể, ngăn ngừa mất nước và bị khô các mô trong mũi gây chảy máu cam. Nên bổ sung những thực phẩm giàu kali là chuối, bơ, cà chua…

Đồng thời với bổ sung 4 nhóm thực phẩm trên, bạn cần có một chế độ ăn cân bằng carbonhydrat với các thực phẩm chứa protein lành mạnh (đậu nành, rau xanh như cải bó xôi và cải xanh). Ngoài ra, đối với người hay bị chảy máu cam, dùng các thực phẩm khác như cần tây, măng, rong biển, chuối, mật ong, đậu xanh, hạt hướng dương,… cũng rất cần thiết.

Bên cạnh đó, Nếu hay bị chảy máu cam, bạn nên tránh dùng các thực phẩm có nhiều dầu mỡ, béo ngậy, thức ăn cay nóng, đồ uống có caffein.

Tóm lại, ngoại trừ việc chảy máu cam thường xuyên và kéo dài, chảy máu cam không nguy hiểm. Nếu chảy máu mũi kéo dài hơn 20 phút với lượng máu chảy nhiều hoặc xảy ra sau một chấn thương, kèm các triệu chứng chóng mặt, sốt, ngất hoặc nôn, bạn nên kịp thời đến gặp bác sĩ để có cách điều trị kịp thời.

La Đặng

Tin liên quan

Làm điều này là sai lầm khi xử lý chảy máu cam

Con trai tôi 7 tuổi, đã nhiều lần bé bị chảy máu cam, có khi 1 tháng bị 2 lần,...

Bà bầu bị chảy máu cam - Khi nào nên lo lắng?

Mang thai là một hành trình tuyệt vời của người phụ nữ. Tuy nhiên thai kỳ cũng mang lại không...

Cần làm gì khi trẻ bất ngờ bị chảy máu cam?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy máu cam ở trẻ. Hiện tượng này không quá nguy hiểm,...

Nên và không nên làm gì khi trẻ chảy máu cam?

Hiện tượng chảy máu cam thường xuất hiện vào mùa đông nhiều hơn mùa hè, nhất là ở các nước...

Một số lưu ý quan trọng khi trẻ bị chảy máu cam

Hiện tượng chảy máu cam thường xuất hiện vào mùa đông nhiều hơn mua hè, đặc biệt là ở trẻ...

Bà bầu bị chảy máu cam: Nguyên nhân và cách xử trí ngay tại nhà

Bà bầu bị chảy máu cam là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ do sự thay đổi của các...

Bà bầu bị chảy máu cam là hiện tượng bình thường hay nguy hiểm trong thai kỳ?

Quá trình thay đổi hormone nội tiết tố khiến các mạch máu giãn nở, tăng áp lực dẫn đến hiện...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

19 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

23 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 19 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 20 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 20 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 5 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình