Phụ Nữ Sức Khỏe

Người mẹ trẻ đau đớn trải lòng sau khi bệnh tiểu đường cướp đi cô con gái bé nhỏ

Một bà mẹ trẻ đã chia sẻ câu chuyện đau lòng trên Facebook cá nhân sau khi căn bệnh tiểu đường tuýp 1 đã cướp đi cô con gái bé bỏng của mình.

Một người mẹ trẻ tại Mỹ đã có bài chia sẻ nhằm thúc giục các bậc làm cha mẹ nên đưa con của mình đi khám định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm bệnh tiểu đường tuýp 1, sau cái chết đau lòng của cô con gái nhỏ 3 tuổi.

Theo Daily Mail, vào tháng 3/2018, Sierra Greenlee đón con gái Arya từ nhà trẻ về trong trạng thái hôn mê. Đứa trẻ ngay lập tức đã được đưa đến bệnh viện. Các bác sĩ đã nói với Greenlee rằng, con gái cô đã mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và hiện tại, nồng độ đường trong máu của Arya cao gấp 5 lần người bình thường và đã rơi vào tình trạng hôn mê sâu.

Greenlee cho biết, cô hy vọng bài chia sẻ của mình sẽ là hồi chuông cảnh báo cho tất cả các bậc cha mẹ và mong rằng họ sẽ nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện xét nghiệm bệnh tiểu đường cho con.

Arya Greenlee, đứa trẻ đã rơi vào tình trạng hôn mê vào sáng ngày 22/3/2018. Mẹ của Arya, Sierra, cũng là một y tá, đã đưa con của mình đến bệnh viện cấp cứu
Arya Greenlee, đứa trẻ đã rơi vào tình trạng hôn mê vào sáng ngày 22/3/2018. Mẹ của Arya, Sierra, cũng là một y tá, đã đưa con của mình đến bệnh viện cấp cứu. Ảnh: Daily Mail
Greenlee chia sẻ rằng, cô đã ở bệnh viện 10 phút và sau đó các bác sĩ thông báo Arya đã qua đời. Từ kết quả các xét nghiệm đã chỉ ra nguyên nhân cái chết của Arya là do bệnh tiểu đường tuýp 1
Greenlee chia sẻ rằng, cô đã ở bệnh viện 10 phút và sau đó các bác sĩ thông báo Arya đã tử vong. Từ kết quả các xét nghiệm đã chỉ ra nguyên nhân cái chết của Arya là do bệnh tiểu đường tuýp 1. Ảnh: Daily Mail

Greenlee đã viết trên Facebook rằng, buổi sáng ngày 22/3, cô đã nghỉ việc sớm vào buổi chiều để đi đón đứa con gái bé bỏng của mình. Khi cô đến nơi thì người giữ trẻ vội bế Arya chạy ra xe, Greenlee chỉ nghĩ đơn giản là con chỉ đang ngủ nên hỏi đùa với người giữ trẻ rằng, Arya còn thở hay không?

"Cho đến khi tôi đặt bàn tay của mình lên ngực nhỏ của con và cảm thấy nhịp tim đang yếu dần.

Trong khoảnh khắc đó, tôi hoảng sợ vô cùng và chẳng suy nghĩ được điều gì. Sau khi định tâm trở lại, bằng bản năng của một người trong nghề, tôi đã thực hiện thao tác cấp cứu hồi sức tim phổi (CPR) cho Arya nhưng tình hình không chút khả quan. Lúc đó thật tồi tệ, cảm giác bất lực và nước mắt cứ thế đan xen vào nhau", Greenlee viết trên trang cá nhân.

Ngay sau đó, các nhân viên cấp cứu y tế đã đến nơi nhưng cũng không giúp đứa trẻ tỉnh dậy, họ lập tức chuyển Arya đến bệnh viện.

Greenlee cho biết, khi cô đang ở phòng chờ cấp cứu khoảng 10 phút thì một bác sĩ bước ra và nói rằng: "Chúng tôi đã làm hết mọi thứ có thể nhưng tiếc rằng không thể giành lấy đứa bé từ cánh tay tử thần".

Các xét nghiệm được tiến hành sau đó cho biết Arya đã chết vì bệnh tiểu đường tuýp 1. Bệnh tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin, một hormone cần thiết để chuyển glucose từ máu vào trong tế bào, khiến lượng đường trong máu tăng cao.

Những triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm chóng mặt, buồn ngủ, khó thở, thờ ơ, khát nước và đi tiểu thường xuyên. Theo tổ chức nghiên cứu bệnh tiểu đường ở vị thành niên (Juvenile Diabetes Research Foundation, Mỹ), khoảng 1,25 triệu người Mỹ đang mắc bệnh tiểu đường loại 1 và khoảng 200.000 người trong số đó dưới 20 tuổi.

Hiện nay, phương pháp điều trị đang được ứng dụng phổ biến hơn cả đó là tiêm bổ sung insulin kết hợp với thể dục, chế độ ăn kiêng và theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu.

Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association) cho biết, mức đường huyết được xem là bình thường khi có chỉ số dưới 100mg/dL sau khi không ăn gì ít nhất 8 tiếng và sau khi ăn 2 tiếng, chỉ số này sẽ tăng đến mức tối đa 140mg/dL.

Greenlee chia sẻ, các xét nghiệm tại bệnh viện đã cho thấy nồng độ đường trong máu của Arya đã lên đến 500mg/dL.

Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, lượng đường trong máu tăng cao có thể dẫn đến nhiễm độc keto, là tình trạng các axit độc (ketone) tích tụ nhiều trong máu và nước tiểu, gây đe dọa tính mạng. Khi lượng đường trong máu tăng lên trên 200mg/dL, bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái hôn mê.

Với người bình thường, nồng độ đường trong máu sẽ dưới 100mg/dL, nhưng Arya là 500mg/dL - cao hơn gấp 5 lần so với mức bình thường. Do vậy, cô bé đã rơi vào trạng thái hôn mê sâu
Với người bình thường, nồng độ đường trong máu sẽ dưới 100mg/dL, nhưng Arya là 500mg/dL - cao hơn gấp 5 lần so với mức bình thường. Do vậy, cô bé đã rơi vào trạng thái hôn mê sâu. Ảnh: Greenlee
Greenlee đã chia sẻ câu chuyện của mình trên trang cá nhân với mong muốn các bậc làm cha mẹ hãy ý thức hơn về việc cho con thực hiện các xét nghiệm đường huyết định kỳ. Ảnh: Greenlee

Người mẹ trẻ đã trải lòng rằng, một tuần trước ngày Arya ra đi mãi mãi, cô bé đã có một đợt kiểm tra sức khỏe nhưng cô đã không cho con thực hiện xét nghiệm bệnh tiểu đường vì gia đình không ai có tiền sử và bất kỳ dấu hiệu của bệnh.

Theo Tạp chí Y khoa EndocrineWeb, chỉ bằng một trong 4 xét nghiệm máu đơn giản được thực hiện tại bệnh viện hay bất kỳ phòng khám sức khỏe nào cũng có thể phát hiện bệnh tiểu đường tuýp 1 dễ dàng.

Greenlee đã kết thúc bài chia sẻ của mình bằng "lời cầu xin" các bậc phụ huynh hãy quan tâm hơn đến sức khỏe của con mình. Những bệnh vốn tưởng chỉ dành cho người lớn nhưng cũng có thể xảy ra với trẻ em.

"Tôi cầu xin bạn hãy chú ý đến các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường ở trẻ em," cô viết.

Bài chia sẻ đau lòng của Greenlee đã nhận được hơn 450.000 lượt like và gần 590.000 lượt chia sẻ trên Facebook.

Diabetic ketoacidosis là gì?

Diabetic ketoacidosis (DKA) là thuật ngữ tiếng anh để chỉ bệnh nhiễm xeton - axit đái đường (DKA). Đây là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể sản sinh ra lượng axit - xeton trong máu tăng đột biến.

Các bác sĩ đã tìm ra triệu chứng bệnh DKA lần đầu tiên vào năm 1886. Tại thời điểm đó, hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều sẽ tử vong. Mãi cho đến năm 1920, khi xuất hiện liệu pháp tiêm insulin vào cơ thể thì tỷ lệ tử vong mới được giảm xuống.

Ngày nay, nguy cơ tử vong do nhiễm xeton - axit đái đường đã chỉ còn khoảng 1% - 4%. Các triệu chứng thường gặp của DKA gồm buồn nôn, nôn, khát nước, đi tiểu nhiều và đau bụng. Nếu bệnh trở nặng sẽ dẫn đến hôn mê, thậm chí gây tử vong.

Phù Dung

Tin liên quan

Nguyên tắc đơn giản để phòng bệnh mất trí nhớ và Alzheimer ở người già

Alzheimer là căn bệnh mất trí nhớ phổ biến nhất. Một người khi mắc bệnh thường sẽ có xu hướng...

Bác sĩ Sài Gòn lên Tây Nguyên mổ cứu người phụ nữ

Người phụ nữ Đăk Nông không có tiền mổ u xơ tử cung, vừa được bác sĩ Bệnh viện Quận...

Sản phụ ở Hà Nội đẻ rơi con trai gần 3kg trên đường đến viện

Đang trên đường đến bệnh viện, một thai phụ ở Gia Lâm bất ngờ chuyển dạ, hạ sinh bé trai...

Quyết định bất ngờ tại tòa vụ nữ y sĩ nghi làm 103 trẻ bị sùi mào gà

Thêm gia đình 6 cháu bé chứng minh các cháu này bị lây nhiễm bệnh sùi mào gà do khám...

Dấu hiệu con dậy thì sớm cha mẹ cần lưu ý

Bé gái Anh Thư từ khi 6 tuổi đã phát triển tuyến vú, có kinh nguyệt... khiến cha mẹ lo...

Bé trai 4 tuổi bị chó nhà cắn trọng thương

Bé trai 4 tuổi được gia đình đưa vào BV cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương vùng...

Ăn nhầm nấm độc, 3 bà cháu suýt chết

Thấy nấm lạ, người phụ nữ mang về nấu cháo để cho mẹ và 2 con ăn tối. Sau đó...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

16 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

21 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 17 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 17 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 17 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 2 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình