Phụ Nữ Sức Khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì chủ quan sau khi bị gai nhọn đâm vào chân

Sau khi bị gai nhọn đâm vào chân, do chủ quan, ông H. không sát trùng, không để hở vết thương. 7 ngày sau, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng suy hô hấp, toàn thân tím tái, co giật liên tục.

Theo đó, nam bệnh nhân Đinh Văn H. (sinh năm 1963, Tân Lạc, Hòa Bình) nhập viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cấp cứu chiều ngày 9/1 trong tình trạng suy hô hấp, toàn thân tím tái, gồng cứng và co giật liên tục, hai hàm răng cắn chặt.

Tại bệnh viện, các bác sĩ nhận định: bệnh nhân H. mắc uốn ván. 

Được biết, cách đây 7 ngày, bệnh nhân có vết thương vùng bàn chân phải do giẫm phải gai nhọn. Tuy nhiên, do chủ quan, ông H. không sát trùng, không để hở vết thương.

Vết thương vùng bàn chân phải vẫn còn mưng mủ của bệnh nhân - Ảnh: BSCC

Sau 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt, sưng nề, mưng mủ vùng vết thương, cứng hàm tăng dần. Đến 9/1, bệnh nhân không há được miệng, gồng cứng toàn thân, co giật từng cơn, suy hô hấp.

Bác sĩ Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết: xác định mức độ nguy hiểm của bệnh, các bác sĩ ngay lập tức tiến hành mở đường thở qua cổ để cấp cứu cho bệnh nhân.

“Do hai hàm răng cắn chặt, bệnh nhân không thể thở và ho khạc được khiến nước bọt, dịch hầu họng ứ đọng ở khoang miệng dẫn đến nguy cơ trào ngược vào phổi. Ngoài ra, bệnh nhân gồng cứng (đặc biệt là cơ bụng), co giật liên tục nên dịch và thức ăn ở dạ dày rất dễ trào ngược vào phổi làm tình trạng suy hô hấp nặng nề hơn. Nếu không mở khí quản nhanh để tạo đường thở qua cổ, bệnh nhân có nguy cơ tử vong do suy hô hấp hoặc do sặc”, bác sĩ Tình nhấn mạnh.

Các bác sĩ tiến hành mở khí quản, tạo đường thở cho bệnh nhân - Ảnh: BSCC

Sau 5 phút, bệnh nhân đã có đường thở mới qua cổ, hô hấp được đảm bảo. Hiện tình trạng bệnh nhân đã ổn định, tuy nhiên vẫn cần tiếp tục theo dõi tại Khoa Hồi sức tích cực.

Uốn ván là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên. Nha bào vi khuẩn xâm nhập vào vết thương trong điều kiện kị khí (không có oxy), nha bào này sẽ trở thành thể hoạt động vừa sinh sản, vừa sinh ra độc tố. Độc tố của nó sẽ tác động vào hệ thần kinh cơ gây các biểu hiện: cứng hàm, co cứng cơ liên tục (cơ mặt, cơ gáy, cơ cổ, cơ lưng, cơ bụng, và tứ chi), co giật toàn thân. Bệnh nhân tử vong thường do suy hô hấp hoặc nhiễm trùng toàn thân.

Để điều trị bệnh uốn ván, các bác sĩ chủ yếu đảm bảo đường thở, chống bội nhiễm, điều trị triệu chứng và đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân.

Hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, đang được tiếp tục theo dõi - Ảnh: BSCC

Trường hợp bệnh nhân H. do không sát trùng cẩn thận, không để hở vết thương dẫn đến nha bào vi khuẩn xâm nhập, gây ra bệnh uốn ván”, bác sĩ Tình thông tin.

Bác sĩ Hoàng Công Tình cũng khuyến cáo, để phòng ngừa bệnh uốn ván, người dân cần tiêm vaccine đầy đủ: 3 mũi tiêm, mỗi mũi cách nhau 1 tháng, sau 10 năm tiêm nhắc lại 1 mũi.

Đặc biệt, khi có vết thương trên cơ thể, cần rửa sạch, sát trùng, để hở vết thương (không để vết thương bị bịt kín tạo đường hầm, không đắp bất cứ thứ gì lên vết thương). Nếu vết thương nghiêm trọng hoặc vết thương bẩn, cần nhập viện để xử trí vết thương và sử dụng huyết thanh kháng độc tố uốn ván.

Theo Nguyễn Liên/ Vietnamnet

Tin liên quan

Đang ngủ, cháu bé 22 ngày tuổi bị rắn độc cắn tử vong

Đang ngủ, đột nhiên nghe tiếng con khóc thét, người mẹ ở huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) dậy kiểm tra...

Người đàn ông nhập viện vì tự tay cắt cụt "của quý"

Nam bệnh nhân 36 tuổi được đưa đến Trung tâm Nam học - Bệnh viện Việt Đức trong tình...

Cha vô tình lây bệnh sùi mào gà cho con trai 18 tháng tuổi

Bé trai 18 tháng tuổi có các nốt sần ở vùng mông, khi đến bệnh viện thăm khám bác sĩ...

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

Cây khế là loại cây có nhu cầu dinh dưỡng trung bình cao. Cây trưởng thành nên được bón phân...

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...

Vì sao con người lùn đi khi về già?

Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...

ĐƯỢC QUAN TÂM

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

1 ngày 1 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

1 ngày 1 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 15 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 16 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 16 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 20 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 20 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

2 ngày trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

2 ngày trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình