Phụ Nữ Sức Khỏe

Người cao tuổi vẫn nên tiêm vắc-xin ngừa bệnh

Nếu được tiêm vắc-xin đầy đủ sẽ giúp người cao tuổi ngừa các bệnh về đường hô hấp, cơ thể tăng thêm sức đề kháng, tránh tình trạng đồng nhiễm nhiều bệnh

Ngồi chờ theo dõi sau tiêm tại Viện Pasteur TP HCM, bà Nguyễn Thị Bích Ngọt (72 tuổi, ngụ quận 3) cho biết bà vừa tiêm vắc-xin ngừa cúm theo định kỳ. Đây là cách bà phòng ngừa bệnh.

Chức năng miễn dịch suy giảm khi lớn tuổi

Trước đây, khi chưa tiêm chủng, mỗi lần thời tiết thay đổi, bà Ngọt đều bệnh khoảng 1 tuần, cơ thể rất mệt mỏi. Tuy nhiên, hơn 5 năm nay, bà duy trì tiêm theo lịch hẹn nên thể trạng tốt hơn, cơn cảm cúm cũng lướt qua rất nhanh.

"Tới nay, hơn 5 năm tôi duy trì tiêm định kỳ mũi cúm. Không chỉ vậy, tôi còn tiêm vắc-xin phế cầu ngừa bệnh viêm phổi. Từ khi phòng ngừa bằng tiêm chủng, tôi cảm thấy ít bệnh hơn, nếu có cũng lướt qua rất nhanh" - bà Ngọt cho biết.

Theo bà Trần Thị Nguyệt (75 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM), vì được nhiều người nói rõ về lợi ích tiêm chủng nên bà đến Viện Pasteur TP HCM đăng ký tiêm vắc-xin phế cầu ngừa viêm phổi.

Bác sĩ Đinh Văn Thới, Trưởng Phòng khám Tiêm chủng - Viện Pasteur TP HCM, khẳng định phòng bệnh bằng cách tiêm chủng là một trong những biện pháp hiệu quả nhất, không chỉ đối với trẻ mà cả người lớn. Bởi lẽ, hầu hết bệnh truyền nhiễm có thể gặp ở trẻ em cũng xuất hiện ở người lớn như cúm, viêm màng não, viêm phổi...

Theo bác sĩ Thới, càng lớn tuổi thì chức năng miễn dịch của con người càng suy giảm. Khi đó, cơ thể không còn đề kháng trước các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, đa số người lớn tuổi còn kèm theo các bệnh lý nền như tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... Do đó, nếu mắc các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin sẽ khiến tăng nặng bệnh nền ở người lớn tuổi.

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa - Hệ thống Tiêm chủng VNVC, cho rằng người trưởng thành, nhất là người cao tuổi và người mắc các bệnh mạn tính, có hệ miễn dịch suy giảm nên sẽ nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh. Do đó, họ có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cao hơn và khi mắc thì biến chứng của bệnh cũng sẽ nghiêm trọng hơn, tỉ lệ tử vong cao hơn. Nhiều bệnh truyền nhiễm khi xảy ra ở người lớn thường có tác động nặng nề hơn, biến chứng nguy hiểm hơn, như: cúm, phế cầu, thủy đậu, sởi - quai bị - rubella, ho gà, uốn ván, bạch hầu, viêm màng não...

Người lớn tuổi tiêm vắc-xin tại Viện Pasteur TP HCM

Tư vấn kỹ trước khi tiêm

Bác sĩ Thới cho biết về cơ bản, người lớn và trẻ em đều cần phòng ngừa bệnh bằng vắc-xin, nhất là với các bệnh truyền nhiễm. Bệnh truyền nhiễm có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Hầu hết bệnh truyền nhiễm đều có vắc-xin có thể tiêm phòng cho người lớn cũng như trẻ nhỏ như viêm màng não, viêm phổi, thủy đậu, cảm cúm, bạch hầu, sởi - quai bị - rubella...

"Vắc-xin dành cho người lớn và trẻ nhỏ về cơ bản đều giống nhau. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn, nhà sản xuất đã nghiên cứu về số lần tiêm, hàm lượng kháng nguyên... cho từng đối tượng" - bác sĩ Thới giải thích.

Theo bác sĩ Chính, Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới. Vì vậy, bệnh cúm có thể xảy ra quanh năm, nhất là vào thời điểm cuối năm. Bệnh cúm có thể làm tăng 6 lần viêm phổi, tăng hàng trăm lần bệnh lý tim mạch. Bộ Y tế cho biết mỗi năm, trung bình tại Việt Nam có hơn 800.000 người mắc cúm. Trong đó, các virus gây bệnh thường gặp là cúm A (H3N2, H1N1) và 2 chủng cúm B (Yamagata và Victoria).

Bên cạnh đó, các bệnh do phế cầu khuẩn cũng xảy ra quanh năm và rất nguy hiểm. Phế cầu khuẩn là tác nhân chính gây nên viêm phổi, tập trung nhiều ở nhóm dưới 5 tuổi và trên 54-64 tuổi, đặc biệt cao ở nhóm người trên 85 tuổi. Virus này thường trú ở hầu họng và lây truyền nhanh trong môi trường đông đúc.

"Để bảo đảm an toàn, trước khi tiêm chủng nên có sự tư vấn của bác sĩ. Từ đó, người dân có thể nắm được thông tin bệnh sử, lịch sử tiêm chủng để được tiêm vắc-xin theo đúng lứa tuổi, nguy cơ bệnh nền" - bác sĩ Chính khuyến cáo.

Nhiều loại vắc- xin dành cho người lớn

Theo các bác sĩ, trước đây, trên thị trường không có nhiều loại vắc-xin dành cho người lớn do các nhà sản xuất chưa quan tâm việc phòng bệnh với đối tượng này. Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam đã có nhiều vắc-xin mới dành cho người lớn, như vắc-xin phòng các bệnh viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do phế cầu khuẩn; phòng bệnh viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng tim, viêm phổi do não mô cầu khuẩn; ngừa ung thư cổ tử cung; phòng bệnh bạch hầu - uốn ván - ho gà; phòng bệnh viêm gan A + B; phòng bệnh sởi - quai bị - rubella, thủy đậu...

Theo Hải Yến/Người Lao Động

Tin liên quan

3 bệnh nhi tiêm vaccine hết hạn đã được xuất viện

Sau thời gian nhập viện theo dõi, điều trị, 3 bệnh nhi tiêm vaccine hết hạn tại Nghệ An ổn...

Diễn biến sức khoẻ 4 trẻ sau sự cố tiêm vaccine 6 trong 1 hết hạn

Liên quan đến tình trạng sức khỏe của 4 trẻ tiêm phải vaccine hết hạn sử dụng đang được chăm...

Vụ tiêm vaccine hết hạn cho trẻ ở Thanh Hóa: Yêu cầu họp đánh giá nguyên nhân tai biến sau...

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) yêu cầu tổ chức điều tra, họp Hội đồng tư vấn chuyên...

Sáng 15/12: Theo dõi sát sự xuất hiện biến thể mới của COVID-19; đẩy nhanh tiêm vaccine mũi 3 và...

Theo thống kê của Bộ Y tế số ca mắc COVID-19 mới mấy ngày gần đây có dấu hiệu giảm...

Ai nên tiêm phòng cúm, thời điểm nào trong năm cần tiêm phòng?

Cúm mùa là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt...

Tiêm filler nâng mũi 'ủng hộ' spa quen, người phụ nữ ở Hà Nội rước 'hoạ' vào thân, mũi hoại...

Sau 3 ngày tiêm filler, chị bị sốt liên tục và cảm thấy đau nhức, khó chịu. Nhận thấy mũi...

Nghiện tiêm filler, người phụ nữ bị mục nát và rụng một bên mũi

Sau nhiều năm tiêm filler thường xuyên, Krysta Carson bỗng thấy một bên mũi mình rụng xuống; cô kinh...

Tin mới nhất

Lý Hiện liên tục 'gây sốt' với phim mới nhưng uộc sống bình dị đến không ngờ

14 phút trước

Hiếm hoi tiết lộ đời tư của ca sĩ Quang Dũng: Độc thân, giàu có ở tuổi U50, sống trong...

14 phút trước

Mê phim hoa ngữ chớ bỏ qua những bộ phim này trong dịp lễ 30/4 - 1/5: Top 1 sở...

15 phút trước

Hiện tượng tay nổi gân xanh và những điều cần biết

15 phút trước

Cho giấc ngủ sâu hơn với những cách ngủ nhanh trong 1 phút

16 phút trước

Làm “chuyện ấy” 21 lần trong một tháng giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt?

38 phút trước

Nắng nóng đỉnh điểm dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, cách bảo vệ da không cháy nắng, tránh ung thư từ lời...

39 phút trước

Minh Hằng tiết lộ thức uống "rẻ tiền" thường dùng mỗi sáng, giúp da đàn hồi, trắng sáng bước sang...

15 giờ trước

Chưa kịp chào đời, cặp 'rồng vàng' nhà Phương Oanh - Shark đã được chuẩn bị phòng riêng 'toàn mùi...

15 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình