Theo các chuyên gia y tế, bệnh trào ngược thực quản hiện nay khá phổ biến và có xu hướng gia tăng ở Việt Nam. Do tính chất phức tạp của các triệu chứng và quá trình phát triển bệnh nên nhiều người đánh giá sai mức độ bệnh, từ đó sinh ra tâm lý chủ quan và để lại nhiều hệ lụy khó lường.
Ở người bình thường thì dạ dày luôn được đóng kín nên acid dạ dày không bị trào lên ống thực quản trong quá trình co bóp, tiêu hóa. Nhưng ở người bệnh trào ngược nắp dạ dày đóng không kín hay thậm chí là không có nắp vậy nên acid dễ bị bắn lên ống thực quản.
Vì ban ngày dạ dày đứng nên acid trào lên trong thời gian ngắn và nhanh trở lại bình thường. Còn ban đêm dạ dày nằm khi bạn ngủ thì khác. Mặc dù ban đêm acid không nhiều như ban ngày nhưng vì lúc này dạ dày bị đổ nghiêng nên tạo điều kiện cho acid trào ngược lên mà không cần tác động co bóp. Lúc này ống thực quản cũng đang nằm ngang một mức với dạ dày nên acid tràn sang toàn bộ ống thực quản và ứ đọng lại. Khác với trào ngược ban ngày là acid không rút về dạ dày, gây cảm giác khó chịu nhiều hơn.
Tỉ lệ bị trào ngược dạ dày vào ban ngày phổ biến hơn ban đêm. Đặc biệt là sau bữa ăn khi dạ dày đang chứa rất nhiều dịch, còn ban đêm khi ngủ dạ dày sẽ tiết ít dịch hơn. Nhưng hiện tượng trào ngược ban đêm lại gây nhiều tác hại hơn.
Dấu hiệu phổ biến của trào ngược dạ dày ban đêm
– Khi nằm, các triệu chứng khó chịu như đau, nóng ngực… sẽ diễn ra khi lượng acid chảy từ dạ dày sang thực quản đủ nhiều. Nó còn gây ra cảm giác có dịch trào lên cổ, ho, khó thở. Các hiện tượng này sẽ khiến bạn khó chịu, mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
– Trong đêm, acid chảy từ dạ dày sang thực quản bạn vẫn có thể ngủ được bình thường. Tuy nhiên, khi thức dậy bạn có thể gặp phải cảm giác đắng miệng, đau họng, buồn nôn, khô miệng… khi đánh răng.
Ngoài ra 2 dấu hiệu trên thì các triệu chứng như đau họng, ho, khàn tiếng, khó thở,… cũng dễ gặp với những người bị trào ngược dạ dày ban đêm. Lý do là vì khi nằm ngủ không còn trọng lực nữa, acid dễ dàng trào từ dạ dày sang thực quản và đi lên cả phần họng – thanh quản để gây tác hại ở đây.
Ảnh minh họa
Cách xử lý trào ngược dạ dày khi ngủ
Trào ngược dạ dày khi ngủ là bệnh lý gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Tuy nhiên, khi bạn phát hiện sớm và có ý thức bảo vệ sức khỏe thì việc hạn chế ảnh hưởng và điều trị bệnh này rất đơn giản.
Để cái thiện chứng bệnh, bạn cần tạo ra những thói quen tốt trong ăn uống, sinh hoạt như:
- Giảm cân nếu người bệnh thừa cân hoặc béo phì.
- Ngủ kê cao gối để tránh tình trạng acid bị trào ngược.
- Ăn lượng nhỏ hơn, tránh ăn trước khi ngủ 3 tiếng.
- Tránh sử dụng các thức ăn hoặc thuốc làm nặng tình trạng trào ngược dạ dày thực quản như thực phẩm giàu chất béo, cafein, chocolate, thực phẩm quá cay, quá acid, thức uống có gas.
- Không hút thuốc, tránh thức uống có cồn: không làm tăng áp lực cơ vòng thực quản dưới (LESP), cải thiện pH thực quản hay cải thiện triệu chứng dạ dày thực quản.