Trong công trình này, các nhà nghiên cứu chia những người tham gia thành hai loại: nhóm trẻ hơn (18-37 tuổi) và người cao tuổi (56-76 tuổi). Những người tham gia này được đeo máy gia tốc kế bên cổ tay để đo thời gian và chất lượng giấc ngủtrong bảy đêm liên tục.
Sau đó, những người tham gia được yêu cầu đến phòng thí nghiệm Georgia Tech để kiểm tra trí nhớ, đo điện tâm đồ (EEG) khi họ cố gắng nhớ lại các cặp từ đã được cho xem và học thuộc trước đó.
Kết quả cho thấy, hiệu suất trí nhớ tốt hơn ở những người ngủ đủ giấc, thường xuyên.
Còn nhóm ít ngủ hay mắc rối loạn giấc ngủ có sức khỏe thần kinh, trí nhớ kém hơn, hoặc không có cải thiện gì nhiều so với tình trạng ban đầu.
Thông điệp mà nghiên cứu này mang lại là thói quen ngủ đủ giấc, thường xuyên rất quan trọng ở mọi lứa tuổi để cải thiện hiệu suất nhận thức.