Tôi 'tái mặt' khi phát hiện ung thư giai đoạn 4
Theo Báo Dân Việt, được coi là nhạc sĩ có công mở đường cho nền âm nhạc đương đại Việt Nam, Trần Tiến đã có 55 năm gắn bó với âm nhạc, tham gia hơn 1.000 đêm diễn, đi hát tại hơn 40 quốc gia. Ông nổi tiếng với hàng loạt ca khúc, đi sâu vào ký ức của nhiều thế hệ khán giả. Có thể kể tới Bài ca thanh niên ra tiền tuyến (1967); Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp (1968); Giai điệu Tổ quốc (1980); Chiếc vòng cầu hôn (1984); Tùy hứng ngựa ô (1987); Chị tôi (1997).
Theo VTC News mới đây, tham gia chương trình Cassette hoài niệm lên sóng vào tối 22/10, nhạc sĩ Trần Tiến có dịp chia sẻ lại chặng đường sáng tác của mình từ khi "chưa biết 1 nốt nhạc nào" cho tới khi tóc đã ngả màu.
Nam nhạc sĩ cho hay, ca khúc Không gục ngã gắn liền với quá trình ông chiến đấu với căn bệnh ung thư:
"Lúc đó tôi phát hiện mình bị ung thư giai đoạn 4, tôi tái mặt đi. Có cậu tầm 40, 45 tuổi luôn xếp hàng trước tôi để vào xạ trị. Xạ đến tia thứ 14, tôi đi ra hỏi cậu ấy đâu thì bác sĩ bảo không qua nổi.
Đến lượt tôi, tôi xạ tới 30 tia. Đến tia thứ 30 là tia khủng nhất thì tôi gục ngã hoàn toàn, tôi không thể dậy được. Chính giây phút đó tôi bảo mình: Dậy đi, đừng hèn thế. Trong đầu tôi tự nhiên bay ra câu nhạc đó.
Kéo cái laptop ra, tôi bấm: Đứng dậy, đứng dậy thôi. Bao nhiêu năm ta không gục ngã. Đứng dậy, hãy vượt qua, bao nhiêu năm ta không sống đớn hèn. Chính bài hát này, chính sản phẩm của mình dạy tôi hãy sống như anh hát. Hãy vui lên, hãy sống cho đến giây phút cuối cùng".
"Hãy vui lên, hãy sống cho đến giây phút cuối cùng".
"Hãy vui lên, hãy sống cho đến giây phút cuối cùng".
Xuất hiện trong chương trình với tư cách khách mời, nhạc sĩ Thanh Phương cho hay nhạc sĩ Trần Tiến đã đưa ca khúc Không gục ngã cho anh phối khí:
"Tôi là người đầu tiên được chú đưa cho ca khúc Không gục ngã, có rất nhiều kỷ niệm. Trong lúc rất mệt, chú viết bài hát như vậy, lập tức tôi phải làm ngay và làm mạnh, mạnh hơn bình thường. Tôi nghĩ đó cũng là động lực để khi chú nghe chú cũng có cảm giác được thêm năng lượng".
Trước chia sẻ của nhạc sĩ Thanh Phương, Trần Tiến mạnh mẽ nói: "Nhạc của mình và cháu của mình nó giục mình sống. Đừng bao giờ hèn trước số phận".
Trước đó, khán giả từng biết ông có giai đoạn không tốt về sức khỏe, phải trải qua đến 30 lần xạ trị ưng thư vòm họng.
Tuy nhiên, sự lạc quan, yêu đời là những gì mà bạn bè, người thân và các thế hệ nghệ sĩ sau này cảm nhận ở nhạc sĩ Trần Tiến. Nhiều người nói rằng, âm nhạc là “vũ khí” giúp Trần Tiến vượt qua những trở ngại tâm lý bệnh tật.
Gã du ca", hành trình nghệ thuật của nhạc sĩ Trần Tiến
Theo CAND, Nhạc sĩ Thụy Kha từng nói: "Âm nhạc của Văn Cao là của trời cho, âm nhạc của Trịnh Công Sơn là do tâm cho, thì âm nhạc của riêng Trần Tiến lại là của đời cho". Chất đời đậm đặc trong từng ca từ, giai điệu của ông. Vì thế, nhạc Trần Tiến có biên độ khán giả rất rộng, từ trí thức đến những người bình dân.
Ông đang sống những ngày an cư ở thành phố biển Vũng Tàu cùng vợ. Hai con gái ở xa. Vợ chồng ông chọn cuộc sống bình lặng, trốn khỏi những khói bụi ồn ào của phố xá, để tìm về một chốn nương thân tĩnh lặng. Ở đó, hàng ngày, bên cây đàn, ông vẫn nghêu ngao hát những sáng tác mới. Vợ ông kể rằng, đó là công việc hàng ngày của ông, hát và sửa đi sửa lại khi nào thật ưng ý.
Bỏ qua những thị phi, những lời đồn đại rằng ông đã chết, người nhạc sĩ già vẫn cần mẫn với thế giới của mình. Và những ngày này, khi đã ở tuổi gần 80, ông lại tiếp tục xuất hiện trước công chúng với tinh thần của một thanh niên, lại ôm đàn và nghêu ngao hát. Tự do, phiêu lãng. Bởi với ông, cuộc đời người nghệ sĩ, thật hạnh phúc khi được viết nhạc và hát. Ông nguyện: "Nếu có chết, tôi muốn chết bên cây đàn như gã cao bồi chết trên lưng ngựa".