Nội dung bài viết
Nhiều người vẫn không tin có thể dùng ngải cứu trị mụn vì theo Đông y, ngải cứu vốn được nhiều người biết đến như một loại “thảo dược” có tính hơi ôn, vị đắng, có mùi thơm hắc, dùng làm thuốc ôn khí huyết, phong thấp, trục hàn thấp, điều kinh, an thai, dùng chữa đau bụng do lạnh, kinh nguyệt không đều, thổ huyết, máu cam, sát trùng, kháng khuẩn…
Ngải cứu còn được gọi là thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải, quá sú, cỏ linh li, là một loài thực vật thuộc họ cúc. Thảo mộc này thuộc cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim… Đây là loài cây cỏ sống nhiều năm, có chiều cao trung bình từ 0,4 – 1 m. Toàn bộ thân, cành và hai mặt lá đều có lông nhỏ, màu trắng bao phủ. Lá cây mọc so le với phiến lá xẻ nhìn giống lông chim. Mặt trên lá có màu xanh sẫm và mặt dưới có màu trắng xám. Hoa mọc thành từng chùm kép ở đầu cành với các cụm hoa hình đầu nhỏ, có màu vàng lục nhạt. Hoa thường nở vào mùa hè. Quả bé nhỏ và không có lông.
Cây ngải cứu là loài cây mọc hoang, thường sống ở khu vực ẩm ướt - Ảnh minh họa: Internet
Công dụng làm đẹp của lá ngải cứu
Tuy nhiên, ngải cứu còn có công dụng tuyệt vời trong lĩnh vực làm đẹp, giúp chị em có một làn da săn chắc, mịn màng, thải độc da và giảm mỡ thừa hiệu quả
Ngải cứu có thể làm mềm và giữ ẩm cho da khô rất tốt. Với những chị em có làn da nhờn, ngải cứu lại có tác dụng phân giải chất béo, loại trừ những cặn bã bám trên da, làm sạch da hiệu quả. Mặt khác, nó còn chứa một số hoạt chất giúp xúc tiến tuần hoàn máu toàn thân, có thể cải thiện quá trình trao đổi chất, giúp cho da được nuôi dưỡng tốt, vết thương mau lành, nhanh lên da non, đồng thời cải thiện tình trạng nứt nẻ, thâm sạm.
Một trong những thành phần có trong ngải cứu là chất tannin, chất này có tác dụng ngăn cản vết thâm nám phát triển, tránh mụn nhọt, làm sạch da, chống vi khuẩn vì thế làn da sẽ được làm sáng và tươi trẻ hơn. Sử dụng nước ngải cứu để tắm hay uống trực tiếp còn có tác dụng tắm trắng và thải độc cho da hiệu quả giúp da sáng mịn và khỏe mạnh từ bên trong - Ảnh minh họa: Internet
Cách trị mụn bằng ngải cứu
Có rất nhiều cách dùng ngải cứu trị mụn. 3 gợi ý dưới đây vừa dễ thực hiện vừa cho hiệu quả cao, bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay tại nhà.
Mặt nạ ngải cứu
Chuẩn bị:
- 1 nắm rau ngải cứu.
- Máy xay sinh tố hoặc chày cối.
Cách làm:
- Rửa sạch rau ngải cứu dưới vòi nước rồi cho vào máy xay sinh tố hoặc dùng chày giã nát là có thể sử dụng.
- Để đem đến hiệu quả tốt nhất bạn hãy rửa sạch mặt với nước ấm để loại bỏ bụi bẩn. Lấy hỗn hợp rau ngải cứu đã giã nát để thoa đều lên mặt.
- Massage nhẹ nhàng vùng da có sẹo thâm và mụn.
- Giữ nguyên hỗn hợp trên da khoảng 20 phút thì rửa sạch lại với nước mát.
Hãy áp dụng cách này 2 – 3 lần mỗi tuần, rau ngải cứu sẽ kích thích lưu thông tuần hoàn máu, thấm hút sạch chất nhờn từ da, nhờ đó mà làn da có thêm độ ẩm mướt, tái tạo bề mặt và nhanh sạch mụn - Ảnh minh họa: Internet
Rửa mặt bằng nước ngải cứu
Chuẩn bị:
- 1 mớ rau ngải cứu.
- 1 nồi nước.
Cách làm:
- Rau mua về rửa sạch rồi cho vào nồi nước để đun sôi thật kĩ cho nát nhừ.
- Dùng rây lọc bỏ phần bã rau, lấy nước cho vào bình nhựa, đậy kín nắp rồi cho vào tủ lạnh để dùng dần.
- Mỗi sáng và tối trước khi đi ngủ hãy lấy nước rau ngải cứu để rửa mặt. Ngoài ra bạn có thể dùng khăn thấm nước ngải cứu rồi đắp lên mặt. Sau 10 phút thì gỡ khăn ra và rửa sạch bằng nước mát.
Nên thực hiện 2 lần/tuần để có hiệu quả tốt nhất - Ảnh minh họa: Internet
Mặt nạ tinh dầu ngải cứu và dầu oliu
Nguyên liệu:
- Ngải cứu.
- Dầu oliu.
Cách thực hiện:
- Xay nhỏ lá ngải cứu lọc lấy nước cốt
- Trộn đều nước ngải cứu cùng 1 – 2 thìa dầu oliu
- Dùng hỗn hợp trên thoa đều lên mặt massage trong khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước lạnh.
Mặt nạ ngải cứu và dầu oliu không chỉ có tác dụng tránh nắng cho da làm mờ vết thâm sạm mà còn dưỡng ẩm da ngăn ngừa tình trạng không rát nứt nẻ hiệu quả. Với cách trị mụn tại nhà hiệu quả nhất này, bạn nên thực hiện 3 lần/tuần, kiên trì thực hiện trong thời gian dài, mụn và các vết thâm sẹo sẽ dần biến mất - Ảnh minh họa: Internet
Xông mặt bằng ngải cứu
Chuẩn bị:
- 500ml đến 1l nước đun sôi.
- 100mg lá ngải cứu đã rửa sạch.
- 2 đến 3 thìa cà phê muối.
- Khăn trùm đầu, khăn bông mềm để lau mặt.
- Nước hoa hồng cân bằng da, mặt nạ dưỡng da, kem dưỡng ẩm.
Cách làm:
- Tẩy trang và rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt phù hợp. Tẩy da chết để da hấp thụ các dưỡng chất được tốt hơn.
- Thả lá ngải cứu vào nồi nước đun sôi, đợi khoảng 5-10 phút rồi thêm 2-3 thìa cà phê muối vào.
- Đưa mặt đến gần nồi nước, cách nồi khoảng 20-30cm, chú ý không cúi mặt quá gần dễ làm bỏng rát da mặt. Sử dụng khăn trùm đầu trong suốt quá trình xông.
- Xông mặt trong khoảng 10-15 phút, sau đó dùng khăn bông mềm thấm bớt nước đọng trên da mặt.
- Để da mặt được nghỉ ngơi trong khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng. Dùng nước hoa hồng để cân bằng da và se lỗ chân lông. Tiếp tục dùng mặt nạ dưỡng ẩm vì đây là lúc da mềm, các lỗ chân lông được thông thoáng sạch sẽ, dễ hấp thu các dưỡng chất nhất.
- Cuối cùng, bạn thoa kem dưỡng để giữ ẩm da mặt.
Lưu ý khi xông hơi da mặt bằng ngải cứu:
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn chỉ nên xông hơi mặt bằng ngải cứu mỗi tuần từ 1-3 lần tùy độ nhạy cảm của da. Không nên lạm dụng xông hơi nhiều lần trong tuần vì có thể làm da nhạy cảm và yếu đi. Sau khoảng vài lần xông, bạn sẽ thấy hiện tượng đẩy mụn, đừng lo lắng vì các mụn ẩn đang dần dần được đẩy lên, gom cồi và sẽ tự rụng, đó là bằng chứng cho thấy việc xông hơi đã có hiệu quả.
Việc xông hơi da mặt với ngải cứu chỉ có hiệu quả nếu bạn thực hiện trong vòng 2-3 tháng, vì vậy nếu bạn mới chỉ xông hơi được 2-3 lần mà chưa thấy kết quả thì chớ vội nản lòng, chỉ cần kiên nhẫn bạn sẽ đạt được kết quả xứng đáng - Ảnh minh họa: Internet
Ngoài tác dụng trị mụn, xông hơi bằng lá ngải cứu còn mang lại nhiều lợi ích khác tốt cho sức khỏe. Liệu pháp xông hơi còn giúp tinh thần được thư giãn, giải tỏa căng thẳng. Xông hơi da mặt bằng ngải cứu sẽ mang lại cho bạn làn da khỏe mạnh và tinh thần sảng khoái.
Những lưu ý khi chăm sóc da bằng lá ngải cứu
- Hãy đảm bảo rằng lá ngải cứu bạn sử dụng là sạch, không có thuốc trừ sâu bởi nó sẽ gây kích ứng da của bạn cũng như có thể gây ngộ độc thực phẩm.
- Nếu bạn là người có làn da nhạy cảm, hãy thử các công thức mặt nạ lên cổ tay khoảng 30 phút trước khi áp dụng trực tiếp lên mặt để tránh bị kích ứng. Trong quá trình uống hoặc đắp mặt nạ trắng da nếu bạn cảm nhận có dấu hiệu bất thường nào trong người như chóng mặt, buồn nôn, ngứa da… nên dừng ngay những cách này và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Chỉ nên chăm sóc da bằng ngải cứu 1-3 lần mỗi tuần, việc lạm dụng quá khiến da bị bào mòn, không được thông thoáng có thể dẫn đến bùng phát mụn, bắt nắng, dị ứng…
- Luôn rửa tay và dụng cụ, lá ngải cứu sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh da tốt nhất, không có vi khuẩn tấn công da.
Dùng ngải cứu trị mụn sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ cho làn da. Nhưng bạn đừng quên những lưu ý trên để đảm bảo an toàn cho da nhé!