1. Đừng quá lo cho người khác
Để hạnh phúc hơn với cuộc sống của mình, bạn đừng nên lo chuyện của người khác hay nói cách khác là đừng can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của những người xung quanh.
Dù rằng bạn chỉ muốn thể hiện sự quan tâm của mình với họ. Nhưng đôi khi sự quan tâm thái quá của bạn có thể khiến mọi người cảm thấy khó chịu.
2. Đừng để ai can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của bạn
Nếu như bạn tránh can thiệp vào cuộc sống của người khác thì bạn cũng nên đừng để ai nói ra nói vào hay chịu trách nhiệm về cuộc đời của bạn.
Chúng ta chỉ nên thu nhận ý kiến của người khác nhận xét về mình, để thay đổi tốt hơn nhưng tuyệt đối không nên để ai điều khiển cuộc sống riêng tư của bản thân.
Bởi lẽ nếu người khác đi sâu vào cuộc sống của bạn, bạn cũng sẽ cảm thấy không được vui vẻ, hạnh phúc, thậm chí còn không phải là chính mình.
3. Đừng phụ thuộc vào người khác
Những ai đang sống phụ thuộc vào người khác chắc cũng cảm thấy rất khổ sở. Bởi vì khi phụ thuộc về kinh tế, về tình cảm, bạn sẽ không còn được tự do, thoải mái quyết định mọi thứ.
Vì thế, để cảm thấy hạnh phúc hơn, bạn đừng nên phụ thuộc vào người khác. Hãy học tập, phấn đấu và độc lập về kinh tế, độc lập về suy nghĩ, hành động.
4. Tránh môi trường 'độc hại'
Rất nhiều người có lối sống tiêu cực. Họ luôn than vãn và sống cô độc, không giao lưu với mọi người, coi cuộc đời là "bể khổ". Hay có những người luôn sân si, ghen tị, so sánh khiến cuộc sống của họ không bao giờ được thoải mái.
Những suy nghĩ tiêu cực đó có thể "lây lan" sang cho bạn lúc nào không hay nếu bạn luôn ở bên cạnh họ. Vậy để cảm thấy hạnh phúc hơn, bạn nên tránh tiếp xúc với những người tiêu cực càng nhiều càng tốt.
5. Đừng sợ hãi
Có nhiều người luôn có cảm giác có lỗi, cảm giác tồi tệ khi nghĩ về quá khứ. Họ luôn có cảm giác tội lỗi và luôn tự dằn vặt mình.
Chuyên gia cho rằng bạn cũng đừng sợ hãi khi nghĩ về những tội lỗi đánh cắp hạnh phúc của bạn. Chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi được cách có được hạnh phúc từ những cảm xúc đó.
Các chuyên gia khuyên chúng ta có thể có được hạnh phúc bằng một cách khác đó là giúp đỡ. Một nghiên cứu thú vị trên tạp chí Cảm xúc, nhà khoa học Katherine Nelson-Coffey và các cộng sự đã so sánh mức độ hạnh phúc của hai nhóm sinh viên.
Một nhóm tự làm cho mình hạnh phúc, một nhóm giúp đỡ người khác để được hạnh phúc. Kết quả là mức độ hạnh phúc của nhóm thứ hai cao hơn nhóm thứ nhất.