Phụ Nữ Sức Khỏe

'Net Zero' giúp Phú Đức vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2024 là gì?

Theo lý giải của quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2024 Phú Đức, "Net Zero là thuật ngữ và cũng là mục tiêu của Việt Nam để phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050"


 

Võ Quang Phú Đức đưa ra đáp án chướng ngại vật dù chưa có gợi ý đầu tiên. Ảnh: Việt Hà

Sáng 13/10, quán quân vòng chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 chính thức lộ diện. Người xuất sắc ẵm trọn vòng nguyệt quế năm nay là nam sinh Võ Quang Phú Đức đến từ trường THPT Quốc học - Huế (Thừa Thiên - Huế) với tổng số điểm là 220.

Trong vòng thi Vượt chướng ngại vật, Phú Đức đã nhanh chóng bấm chuông xin trả lời chướng ngại vật trước khi có gợi ý đầu tiên. Hành động liều lĩnh này khiến toàn bộ trường quay và khán giả "nổi da gà" vì tại thời điểm đó, chưa có bất kỳ dữ liệu hình ảnh nào được đưa ra.

Đáp án Phú Đức đưa ra là Net Zero và cũng chính là đáp án chính xác của chương trình. Với màn thể hiện xuất sắc trong phần thi thứ 2, nam sinh trường THPT chuyên Quốc học - Huế tiếp tục dẫn đầu đoàn leo núi.

Theo định nghĩa của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), Net Zero, hay Net Zero emission (phát thải ròng bằng 0), là kết quả của trạng thái cân bằng lượng khí thải nhà kính thải ra khí quyển bằng cách loại bỏ các hoạt động phát thải của con người trong một khoảng thời gian nhất định.

Khoa học đã chứng minh để giảm thiểu những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu và bảo vệ sự sống trên hành tinh, con người cần hạn chế sự tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Trái Đất đang trải qua sự ấm lên với mức độ khoảng 1,1 độ C so với cuối thế kỷ 19, trong khi lượng khí thải vẫn tiếp tục tăng lên.

Để duy trì mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới ngưỡng 1,5 độ C như Thỏa thuận Paris đã đề ra, con người cần giảm 45% lượng khí thải vào năm 2030 và đạt mức net-zero vào năm 2050.

Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội để các quốc gia cũng như Việt Nam thay đổi và phát triển nền kinh tế theo hướng bền vững.

Một nghiên cứu cho thấy lượng phát thải CO2 hàng năm ở Việt Nam tăng nhanh chóng bắt đầu từ năm 2000. Tính đến năm 2019, con số phát thải là 247,71 triệu tấn.

 
Lượng phát thải CO2 của Việt Nam tăng dần theo từng năm. Ảnh: Vietnam Zero Waste.

Tại Hội nghị Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), Việt Nam đã cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050 cũng gần 150 quốc gia khác.

Theo Linh Thùy/Tri thức

Tin liên quan

Nữ nhà văn Châu Á đầu tiên giành giải Nobel Văn học

Giải Nobel Văn học 2024 đã được trao cho Han Kang, một tác giả người Hàn Quốc có ngòi bút...

Anh em sinh đôi ở Đắk Lắk cưới vợ cùng ngày, nhan sắc của hai cô dâu trở thành tâm...

Mới đây, đoạn clip ngắn ghi lại cảnh rước dâu của cặp anh em song sinh ở Đắk Lắk thu...

“Thủ phủ livestream” hoang tàn, giờ hóa “thị trấn ma”

Beixiazhu từng là nơi hàng nghìn người tìm đến nuôi mộng làm giàu bằng nghề bán hàng qua livestream. Ở...

'Nữ hoàng xổ số' trúng thưởng 500 lần một năm

Một phụ nữ ở Nhật Bản được gọi là 'nữ hoàng may mắn' khi tuyên bố đã trúng khoảng 500...

Bà sui U40 nhảy 'cực sung' trong đám cưới con gái ở miền Tây, nhầm tưởng đó là cô dâu

Mới đây, nhiều diễn đàn mạng xã hội đã và đang chuyền tay nhau đoạn clip ghi lại khoảnh khắc...

Gia thế của Bò Chảnh - hotgirl 18 tuổi đang hẹn hò với Xemesis - chồng cũ Xoài Non

Xemesis và Bò Chảnh đang trở thành tâm điểm của dân mạng bởi loạt ảnh hẹn hò nơi đắt đỏ...

Con gái cặp vợ chồng khiếm thị nỗ lực học tập, đạt thủ khoa khối C toàn quốc

Vượt qua hoàn cảnh, em Nguyễn Thị Cẩm Tú (huyện Yên Thành, Nghệ An) nỗ lực học tập, trở thành...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình