Phụ Nữ Sức Khỏe

Nam thanh niên phải cấp cứu vì chủ quan với nốt mụn ở cổ

Sau 10 ngày sưng đau vùng cổ, nốt mụn nhọt nhỏ lan rộng và sưng tấy, nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu.

Ê-kíp phẫu thuật làm sạch ổ áp xe từ nốt mụn trên cổ nam thanh niên. Ảnh: BVCC.

Vì ngại đi bệnh viện, nam thanh niên tên N.H.T.X., (16 tuổi, ngụ Long An) tự mua thuốc điều trị tại nhà khi ở cổ xuất hiện một nốt mụn nhọt nhỏ. Tuy nhiên, sau khi dùng thuốc, tình trạng không cải thiện và ngày càng nghiêm trọng hơn.

Sau 10 ngày sưng đau ở cổ, vết mụn nhọt này có dấu hiệu lan rộng, sưng tấy và đau nhiều, chàng trai lo lắng nên đến Bệnh viện Xuyên Á Long An thăm khám.

Tại đây, các bác sĩ ghi nhận khối sưng ở cổ sau bên trái của bệnh nhân có kích thước khoảng 2x2 cm, da vùng này đỏ, sờ vào thấy nóng và đau. Nhận thấy tình trạng áp xe có nguy cơ lan rộng nếu không được can thiệp kịp thời, các bác sĩ đã khuyến cáo bệnh nhân nhập viện để phẫu thuật.

Ê-kíp tiến hành gây mê, giảm đau cục bộ, rạch và cắt lọc, bơm rửa để làm sạch ổ áp xe, đặt ống dẫn lưu hố mổ sau đó để hở vùng da đã rạch.

Sau đó, người bệnh được điều trị thuốc kháng sinh kết hợp với bơm rửa hố mổ và thay băng mỗi ngày. Ba ngày sau phẫu thuật, bác sĩ đóng hố mổ. Sau một tuần điều trị, bệnh nhân được xuất viện.

Theo bác sĩ chuyên khoa I Phạm Ngọc Thái Sơn, khoa Liên Chuyên khoa, khi nhập viện, bệnh nhân có tình trạng nhọt da bội nhiễm, tổ chức dưới da hoại tử và hóa mủ tạo ổ áp xe, cần phải điều trị tích cực ngay để tránh biến chứng nguy hiểm.

Mụn nhọt là một dạng nhiễm trùng da thường gặp, trong một số trường hợp, mụn nhọt có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu không xử lý cẩn thận, mụn nhọt phát triển thành cụm gây các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng lan rộng, nhiễm trùng máu.

Bác sĩ Sơn khuyến cáo khi bị mụn nhọt, người bệnh không được tự ý nặn hoặc chườm nóng hay chườm lạnh, có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn, thậm chí nhiễm trùng máu.

Trường hợp nhẹ, không có biểu hiện đau nhức, sốt, có thể đợi vài ngày cho mụn “chín” tự vỡ, sau đó dùng bông y tế vô khuẩn thấm dịch lấy ra ngoài, sau đó rửa lại bằng Betadine; Tuyệt đối không đắp lá, đắp thuốc để tránh nhiễm trùng.

Nếu tình trạng mụn nhọt không có dấu hiệu cải thiện, người bệnh nên đi khám tại cơ sở y tế để có hướng điều trị thích hợp.

Theo Nguyễn Thuận/Tri thức

Tin liên quan

Chuyên gia cảnh báo 3 loại dầu ăn "cực hại sức khỏe" chớ dại nấu nướng kẻo "mang họa vào...

Chuyên gia cho biết dầu ăn phải lành mạnh và phù hợp với chế độ ăn của bạn.

Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam: Lịch sử, ý nghĩa ngày 20/11

Tại Việt Nam, ngày 20/11 không chỉ đơn thuần là ngày lễ tri ân các thầy cô giáo, mà còn là...

Tranh cãi việc nghỉ phép có lương để chăm chó, mèo bị ốm

Lãnh đạo các doanh nghiệp ở Mỹ cho rằng chế độ nghỉ phép có lương để chăm vật nuôi ốm...

Lên mạng chê nhân viên, sếp bị chỉ trích ngược

Sau khi đăng bài chê trách nhân viên đòi đi làm muộn, một luật sư Ấn Độ bị cộng đồng...

Người phụ nữ sợ nước, sợ gió sau 2 tháng bị chó cắn

Bị chó nhà cắn nhưng không tiêm ngừa, sau 2 tháng, người phụ nữ xuất hiện các triệu chứng sợ...

Nhiều trường cho sinh viên nghỉ Tết Nguyên đán cả tháng

Trong dịp Tết Nguyên đán 2025, các trường đại học cho sinh viên nghỉ học khoảng 2 tuần, nhiều trường...

Người có tiền sử nghiện rượu hết đường làm giáo viên mẫu giáo

Người có tiền án về tội lạm dụng, tấn công, quấy rối tình dục, buôn người, sử dụng ma túy......

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình