Phụ Nữ Sức Khỏe

Nam thanh niên biến chứng quai bị được bác sĩ “nhặt” từng “tinh binh”

au lần mắc bệnh quai bị vào năm 14 tuổi, anh L.C.T. ở Hưng Yên thấy một bên tinh hoàn teo dần. Gần 5 năm chạy chữa, cách đây gần 1 tháng, vợ chồng anh mới được đón trái ngọt là một bé gái nặng 3,5 kg.

Một ông bố trẻ hạnh phúc với hai "thiên thần" sau thời gian chạy chữa hiếm muộn

Chia sẻ niềm hạnh phúc tại buổi gặp gỡ của những cặp vợ chồng hiếm muộn do Bệnh viện Nam học và hiếm muộn tổ chức sáng 18-8, anh L.C.T. (32 tuổi, ở Hưng Yên) cho biết vợ chồng anh vừa đón nhận "trái ngọt" là cô con gái kháu khỉnh nặng 3,5 kg sau gần 5 năm kết hôn và chạy chữa hiếm muộn.

Anh T. cho biết năm anh 14 tuổi đã mắc bệnh quai bị và bị sốt cao, tuyến mang tai sưng to rất khó chịu. Sau đó là tình trạng tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù. Khi khỏi bệnh cũng là lúc anh T. cảm thấy một bên tinh hoàn teo dần. 

Lập gia đình vào đầu năm 2013 nhưng sau hơn 1 năm "thả", vợ anh vẫn không có bầu. Lúc này, vợ chồng T. đi khám mới biết anh T. bị biến chứng do bệnh quai bị khiến vợ chồng anh bị hiếm muộn.

Gần 5 năm chạy chữa bằng nhiều phương pháp, mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội đã "tìm kiếm" được "tinh binh" cho anh T. thành công bằng kỹ thuật vi phẫu tìm tinh trùng trong cấu trúc tổn thương, sau đó trữ lạnh trước khi kết hợp với trứng tạo phôi cấy vào tử cung.

Theo bác sĩ Nguyễn Bá Hưng, Trưởng Khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội, ngoài trường hợp bệnh nhân T., các bác sĩ ở đây đã ứng dụng kỹ thuật TESE - phẫu thuật vi phẫu tìm tinh trùng diện rộng cho một số trường hợp vô tinh vì 2 tinh hoàn teo do biến chứng quai bị. "Với những nam giới bị teo cả 2 bên tình hoàn, bác sĩ sẽ phải phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm cấu trúc sinh tinh để tìm tinh trùng. Những trường hợp như thế này chỉ cần tìm được 1-2 "tinh binh" đã là quý lắm rồi. Đã có những cặp vợ chồng hiếm muộn được điều trị thành công, có thai đôi và sinh con khoẻ mạnh nhờ phương pháp này"- bác sĩ Hưng nói.

Bác sĩ Hưng cho biết dù không phải tất cả những trường hợp mắc bệnh quai bị đều bị biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn nhưng tại các cơ sở điều trị hiếm muộn cũng gặp khá nhiều trường hợp bị teo 1 hoặc cả 2 bên tinh hoàn dẫn đến vô sinh do biến chứng của bệnh quai bị. Nguy cơ teo tinh hoàn có thể diễn ra từ 2-6 tháng sau khi mắc bệnh nhưng cũng có thể lâu hơn. Do đó, sau khi mắc bệnh này khoảng 2 tháng, nam giới nên đi khám nếu thấy bất thường.

Để phòng biến chứng sưng viêm tinh hoàn do mắc quai bị, các bác sĩ khuyến cáo cần dùng thuốc theo đơn kê, nghỉ ngơi tuyệt đối 100%, mặc quần lót nâng đỡ tinh hoàn, nằm nghỉ ngơi, hạn chế đi lại và tuyệt đối không vận động mạnh... để tinh hoàn không bị tác động thêm. Với người lớn chưa từng mắc quai bị, chưa tiêm phòng cũng nên tiêm vắc-xin để phòng bệnh.

Theo thống kê, tại Việt Nam, hiện tỉ lệ vô sinh nam chiếm 40%, vô sinh nữ chiếm khoảng 40%, khoảng 10% do cả vợ chồng, còn lại 10% là chưa rõ nguyên nhân. Nguyên nhân của vô sinh nam gồm: các bất thường về tinh trùng chiếm 70% như không tinh trùng, tinh trùng ít, yếu, dị dạng… rối loạn về cương, không xuất tinh chiếm 20%, chưa rõ nguyên nhân 10%. Đối với nữ, nguyên nhân của vô sinh gồm có tắc 2 vòi tử cung chiếm 35%, rối loạn phóng noãn chiếm khoảng 35%, lạc nội mạc tử cung 20% và không rõ nguyên nhân 10%.

Tinh trùng nam giới ngày càng giảm

Chia sẻ bên lề hội thảo, bác sĩ Nguyễn Bá Hưng cho biết kết quả đánh giá chất lượng tinh tinh trùng của nam giới cho thấy tinh trùng nam giới ngày càng giảm. "Nghiên cứu tại thời điểm 10-20 năm trước đây, số lượng tinh trùng của nam giới vào khoảng 80-100 triệu tinh binh/1 ml tinh trùng nhưng nay qua thực tế điều trị và xét nghiệm cho thấy số lượng này giảm xuống còn khoảng 40-60 triệu tinh binh/1 ml tinh trùng.

Việc sụt giảm số lượng tinh trùng ở nam giới có thể do lối sống hiện đại, ô nhiễm môi trường, thói quen ăn uống, căng thẳng, hút thuốc lá, rượu bia... nhưng cũng có thể do các tiêu chí đánh giá chất lượng tinh binh hiện cũng khắt khe hơn so với trước đây"- bác sĩ Hưng nhận định.

Theo D.Thu/Người Lao Động

Tin liên quan

Các triệu chứng quai bị thường gặp ở trẻ em, cha mẹ cần hết sức cảnh giác

Trẻ bị quai bị có thể do virus và siêu vi trùng gây nên. Triệu chứng cơ bản khi trẻ...

Cách trị quai bị ở người lớn bằng hạt gấc vừa đơn giản lại nhanh lành

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut gây nên, thường gặp ở trẻ nhỏ từ 5-10...

Trị quai bị bằng những bài thuốc đơn giản

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut gây nên, thường gặp ở trẻ nhỏ từ 5-10...

Có 4 bài thuốc này trong tay thì không sợ bệnh quai bị

Sau vụ nhầm lẫn bệnh quai bị với viêm màng não ở Nam Từ Liêm (Hà Nội), nhiều người vội...

Trẻ bị quai bị có được tắm không?

Bệnh quai bị có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm tinh hoàn, viêm não, viêm tụy...

Hà Nội: Bé trai gần 4kg chào đời từ trứng và tinh trùng đông lạnh

Bé trai chào đời với cân nặng gần 4kg từ trứng và tinh trùng đông lạnh của chính bố mẹ...

6 'sát thủ' của tinh trùng cản trở quá trình thụ thai, một thứ đấng mày râu nào cũng có

Chất lượng và số lượng tinh trùng có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường và những đồ vật mà...

Tin mới nhất

Nhờ thành công của 'Vĩnh dạ tinh hà', Ngu Thư Hân và Đinh Vũ Hề được người hâm mộ ủng...

1 phút trước

Một sao nữ vì Ngu Thư Hân mà phải thay đổi kịch bản phim

1 phút trước

Bạn gái Huỳnh Hiểu Minh biến mất khỏi mạng xã hội trước nguy cơ bạn trai 'thua lỗ phòng vé'?

2 phút trước

Nối gót Dương Mịch, Triệu Lộ Tư gây thất vọng vì 2 bộ phim thất bại liên tiếp

2 phút trước

Triệu Vy bị cưỡng chế nộp phạt khi đang 'ở ẩn', chưa có động thái trở lại làng giải trí

3 phút trước

Dương Tử Quỳnh thụ tinh nhân tạo thất bại" 'Không có con là nỗi buồn lớn nhất trong cuộc đời...

3 phút trước

Triệu Lệ Dĩnh được diễn viên Huệ Anh Hồng hết lời khen ngợi diễn xuất trong Điều Thứ 20

4 phút trước

Tạo hình đầy cuốn hút của Địch Lệ Nhiệt Ba trong 'Mộ tư từ', phải chăng đang nỗ lực cứu...

4 phút trước

Ngu Thư Hân phá kỷ lục của Địch Lệ Nhiệt Ba và Dương Tử, được khen ngợi khi sánh đôi...

5 phút trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình