1. Lựa chọn loại nồi phù hợp
Đối với bếp từ không phải loại nồi nào cũng dùng được. Loại bếp này chỉ nhận nồi mà phần đáy có từ tính. Vậy nên bạn cần chọn loại nồi làm từ chất liệu nhiễm từ như thép, thép không gỉ, sắt tráng men, nồi có đáy từ,… Chọn đúng nồi phù hợp không chỉ giúp dẫn nhiệt tốt mà còn giúp thực phẩm nhanh chín hơn và cũng tiết kiệm được tiện năng tiêu thụ.
Bên cạnh đó bạn cũng nên chọn nồi có đáy tròn với kích thước phù hợp với vòng lửa của bếp. Khi đó nhiệt tập trung vào đáy nồi. Khi chế biến các món ninh, hầm nên chọn nồi áp suất hoặc nồi ủ sẽ giúp tiết kiệm đến 80% lượng điện tiêu thụ.
2. Không dùng chế độ nhiệt quá cao khi mới bắt đầu nấu
Nhiều người vừa đặt chảo lên bếp từ đã nhanh tay chỉnh ở mức nhiều cao nhất với suy nghĩ làm nóng, giúp tiết kiệm thời gian nấu nướng. Tuy nhiên, lợi đâu chưa thấy, chỉ thấy việc chỉnh nhiệt độ bếp quá cao trước khi cho thực phẩm vào sẽ làm mặt đáy chảo nồibị cháy khét, chùi rửa mạnh tay riết bị “xuống cấp”.
Hơn nữa, hành động ấy còn làm tốn nhiều điện hơn, khi mà vốn dĩ bếp từ có khả năng đốt nóng nhanh chóng mà không cần quá nhiều nhiên liệu. Cho nên, mọi người rút kinh nghiệm hãy bật chế độ từ mức thấp rồi tăng dần đến mức trung bình, không nên để mức nhiệt quá cao sẽ nhanh làm bếp hoạt động quá tải, gây tổn hại mạch điện.
3. Tắt bếp trước vài phút
Một mẹo tiết kiệm điện khác là trước khi thức ăn chín khoảng vài phút, bạn hãy tắt bếp từ. Bởi mặc dù đã ngắt điện nhưng mặt bếp từ vẫn còn hơi nóng đủ để làm chín thức ăn hoàn hảo như bạn mong muốn. Tuy nhiên, cách làm này chỉ phù hợp với các món hầm và xào, không thích hợp với món chiên có nhiều dầu.