Phụ Nữ Sức Khỏe

Mùa mưa, nhâm nhi ly trà quế để hưởng nhiều lợi ích cho sức khỏe

Trà quế là thức uống với mùi thơm nhẹ nhàng và nhiều công dụng đối với sức khỏe, đặc biệt là trong những ngày mưa gió.

Dưới đây là 9 lợi ích của trà quế đối với sức khỏe dựa trên cơ sở của nghiên cứu khoa học:

1. Chứa nhiều chất chống oxy hóa

Trà quế chứa nhiều chất chống oxy hóa - giúp chống lại quá trình oxy hóa gây ra bởi các gốc tự do gây tổn thương cho các tế bào và góp phần gây ra các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch và ung thư.

Quế đặc biệt giàu chất chống oxy hóa polyphenol, chỉ kém hơn đinh hương và kinh giới cay. Ngoài ra, theo Healthline, trà wuees có thể làm tăng khả năng chống oxy hóa bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.

2. Giảm viêm và cải thiện sức khỏe tim mạch

Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy các hợp chất trong quế giúp giảm dấu hiiệu viêm nhiễm - điều này được đánh giá là vô cùng có lợi bởi tình trạng viêm nhiễm là căn nguyên của nhiều bệnh mãn tính bao gồm cả bệnh tim.

Trà quế có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng không nên lạm dụng (Ảnh: Internet)

Cũng theo nghiên cứu này thì quế giúp giảm huyết áp cũng như mức chất béo trung tính và cholesterol xấu ở một số người. Đồng thời tăng mức cholesterol tốt để cải thiện sức khỏe tim mạch.

Theo đánh giá, tiêu thụ ít hơn 1/10 thìa cà phê mỗi ngày là đủ để bạn có thể hưởng các lợi ích kể trên. Mặc dù coumarin triong quế giúp ngăn ngừa nguy cơ hẹp mạch máu gây tắc và hình thành cục máu đông nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây suy giảm chức năng gan và tăng nguy cơ chảy máu. Nên bạn cần đảm bảo tiêu thụ một lượng trà quế vừa phải, tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để có định lượng phù hợp với thể trạng của bản thân.

3. Giảm lượng đường trong máu

Theo Healthline, quế có tác dụng giảm lượng đường trong máu tương tự như insulin giúp vận chuyển đường ra khỏi máu và các mô của bạn đồng thời cũng giảm tình trạng kháng insulin từ đó tăng hiệu quả của hormone này.

Quế cũng giúp làm chậm quá trình phân hủy carbs trong ruột, ngăn chặn lượng đường trong máu bị tăng đột biến sau bữa ăn.

Các tác dụng kể trên được rút ra từ các nghiên cứu quan sát với liều tập trung từ 120mg - 6g bột quế.

4. Thúc đẩy giảm cân

Trà quế thường được quảng cáo là giúp giảm cân. Một nghiên cứu có kiểm soát đúng mức lượng calo nạp vào đã báo cáo rằng, người tham gia đã giảm được 0,7% khối lượng chất béo và tăng 1,1% khối lượng cơ bắp sau khi uống một lượng tương đương 10g bột quế mỗi ngày trong 12 tuần.

Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận liệu có bất kì lợi ích giảm cân nào xảy ra với lượng quế thấp hơn nghiên cứu trên không. Bởi 10g mỗi ngày được coi là quá nhiều và có thể gây nguy hiểm cho người đang mắc bệnh gan hay tăng nguy cơ chảy máu.

Trà quế thường được quảng cáo là giúp giảm cân (Ảnh: Internet)

5. Chống lại vi khuẩn và nấm

Quế có một số đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm mạnh. Một nghiên cứu trong ống nghiệm đã cho thấy thành phần hoạt chất chính trong quế là cinnamaldehyde có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của nhiều lợi vi khuẩn, vi nấm và nấm mốc. Chẳng hạn như staphylococcus thông thường, salmonella và E.coli,...

6. Cải thiện các triệu chứng cảm lạnh

Mặc dù trà quế không chữa được cảm lạnh hay cảm cúm nhưng nhờ đặc tính chống oxy hóa mà trà quế có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn - về lý thuyết, điều này giúp tăng tốc thời gian phục hồi của cơ thể.

Mùa mưa đến khiến cơ thể dễ dàng bị nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn gây viêm nhiễm nên bạn có thể nhâm nhi một ly trà quế nhỏ để giữ ấm cơ thể và giảm triệu chứng khó chịu cho cảm cúm, cảm lạnh gây ra như đau họng, ho, nghẹt mũi,...

Bạn có thể pha một chút mật ong và ly trà quế của mình để tăng hiệu quả hơn.

Một ly trà quế ấm giúp giảm nhẹ các triệu chứng do cảm lạnh và cảm cúm gây ra (Ảnh: Internet)

7. Có thể làm dịu các vấn đề về dạ dày

Theo Greatist thì quế có chứa một hợp chất phenolic là catechin có tác động tích cực đến các triệu chứng của bệnh viêm ruột (IBD) đồng thời giảm buồn nôn, tiêu chảy, khó tiêu và co thắt dạ dày.

Tuy vậy thì vẫn cần nhiều nghiên cứu sâu hơn để có thể kết luận về trà quế và định lượng cần thiết để đạt được hiệu quả.

8. Giảm đau bụng kinh và triệu chứng tiền kinh nguyệt

Trà quế có thể giúp giảm một số triệu chứng kinh nguyệt và tiền kinh nguyệt như đau bụng. Theo Healthline, nhóm phụ nữ được dùng 1,5g quế đã có 3 ngày đầu tiên của chu kì kinh nguyệt ít đau bụng kinh hơn. Tuy nhiên khi so sánh với thuốc giảm đau thì điều trị bằng quế không đem lại hiệu quả tương tự.

Cũng có bằng chứng cho thấy quế có thể giúp giảm chảy máu kinh nguyệt, giảm nôn và mức độ buồn nôn trong kì kinh nguyệt.

9. Các lợi ích sức khỏe tiềm năng khác của trà quế

- Chống lão hóa da nhờ thúc đẩy sự hình thành collagen, tăng độ đàn hồi và độ ngậm nước của da - tất cả những điều này đều giúp làm chậm quá trình lão hóa.

- Có thể có đặc tính chống ung thư: nghiên cứu trong ống nghiệm đã quan sát thấy chiết suất từ quế giúp tiêu diệt một số loại tế bào ung thư, bao gồm cả tế bào ung thư da.

- Có thể giúp bảo vệ tế bào não khỏi bệnh Alzheimer và cải thiện chức năng vận động ở những người mắc bệnh Parkinson. Tuy nhiên nghiên cứu này mới giới hạn trong ống nghiệm và trên động vật nên cần nhiều dữ liệu chuyên sâu hơn.

Tiêu thụ quá nhiều trà quế có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn (Ảnh: Internet)

- Có thể chống lại HIV: các nghiên cứu trên ống nghiệm báo cáo rằng chiết xuất từ quế có thể có hiệu quả trong việc chống lại chủng virus HIV ở người.

10. Rủi ro có thể gặp

Như đã nói ở trên, tiêu thụ một lượng lớn quế có thể: 

- Làm tăng nguy cơ chảy máu và tổn thương gan do coumarin

- Loét miệng do cinnamaldehyde có thể tăng sinh phản ứng dị ứng ở những người nhạy cảm

- Tương tác với thuốc điều trị bệnh gan, bệnh tiểu đường.

Vậy bạn nên uống bao nhiêu trà quế một lần?

Trên thực tế nếu bạn uống trà quế đóng gói sẵn, bạn cần tìm định lượng coumarin được ghi trên nhãn thành phần để không tiêu thụ quá 5g mỗi ngày.

Không có khuyến cáo về việc nên uống trà quế vào buổi sáng hay buổi tối thì tốt hơn cho sức khỏe. Nhưng nếu bạn muốn uống vào buổi tối, hãy uống trước khi đi ngủ từ 2 - 3 tiếng để không ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ do tác dụng của trà và phải thức dậy đi tiểu quá nhiều lần. Còn nếu bạn cần chú ý tới công dụng hạ đường huyết của trà quế, bạn có thể xem xét uống trong bữa ăn để đạt được hiệu quả.

Theo Châu Anh/Phụ Nữ Việt Nam

Tin liên quan

Những người không nên ăn hành lá

Hành lá là thực phẩm không thể thiếu trong bữa cơm của người Việt, hành lá tuy tốt nhưng...

Loại quả giá rẻ bèo được ví là 'nhân sâm xanh' nhưng nhiều người Việt thờ ơ

Đậu bắp được ví là nhân sâm xanh vì mang lại nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng vẫn bị...

Rau dền đỏ có tốt không?

Là loại rau dân dã và quen thuộc trong mùa hè, vậy rau dền đỏ có tốt không?

Thanh long chống oxy hóa, trị táo bón nhưng 'đại kỵ' với 4 nhóm người này

Thanh long là loại quả nhiều giá trị dinh dưỡng, nhưng không phải ai cũng biết nhóm người nào không...

Những người không nên ăn chuối

Chuối là loại quả dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể ăn chuối.

Những người không nên ăn chè đỗ đen

Chè đỗ đen là món ăn khoái khẩu của nhiều người trong mùa hè, nhưng không phải ai cũng có...

Vỏ chuối ăn được không?

Câu trả lời dưới đây chắc chắn khiến bạn phải bất ngờ.

Tin mới nhất

Điểm danh những thực phẩm là ‘vua hại thận’, nếu muốn thận được khỏe mạnh bạn không nên ăn nhiều

45 phút trước

Mật ong rất tốt cho sức khỏe, nhưng bạn đã biết uống mật ong vào thời điểm nào là tốt...

46 phút trước

Những loại rau, củ chứa ‘độc’ rất dễ gây ung thư, dù bán rẻ mấy bạn cũng không nên mua

46 phút trước

Thói quen chăm sóc da dầu hàng ngày giúp làn da mịn màng mà không bị mụn

48 phút trước

Thực hư việc thời tiết lạnh có thể đẩy nhanh quá trình rụng tóc?

48 phút trước

Gội đầu hàng ngày có phải là cách chăm sóc tóc tốt nhất?

48 phút trước

Cách tập yoga đơn giản cho mặt giúp phụ nữ nhìn trông trẻ hơn tuổi

49 phút trước

Nhỏ vài giọt này vào bát nước rồi gội đầu, vừa trị gàu, vừa kích thích tóc mọc tua tủa...

49 phút trước

5 vật dụng trong nhà dễ trở thành "ổ chứa" chất gây ung thư

51 phút trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình