Phụ Nữ Sức Khỏe

Mùa hè ăn gừng theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, 6 sai lầm nghiêm trọng khi ăn gừng gây hại cho sức khỏe, bạn cần biết để tránh

Nhiều người sợ ăn vào mùa hè vì cho rằng gừng nóng, ăn vào cơ thể sẽ tăng cảm giác nóng bức. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm.

Gừng tươi từ đâu được người dân sử dụng vừa là món ăn, vừa là bài thuốc. Gừng có thể được sử dụng tươi, khô, bột, hoặc nước ép...

Trong những ngày nóng nắng như hiện nay, nhiều người hạn chế ăn gừng vì cho rằng gừng nóng, ăn vào cơ thể sẽ tăng cảm giác nóng bức. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm vì vào mùa hè, năng lượng dương của cơ thể thoát ra bên ngoài nhiều do nóng nực, bên trong lại thiếu hụt. Để giải quyết tình trạng cơ thể bị thiếu dương khí, chế độ ăn vào mùa hè nên bổ sung một số thực phẩm có tính ấm như gừng rất tốt để cân bằng âm dương trong các cơ quan nội tạng.

Ảnh minh họa

Ngoài ra, ăn gừng vào mùa hè còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Ăn gừng giúp ăn ngon miệng hơn

Mùa hè, nóng bức khiến chúng ta chán ăn. Trong khi đó, chất cay có trong gừng có thể kích thích thần kinh vị giác của lưỡi và cơ quan cảm nhận trên niêm mạc dạ dày, thông qua các phản ứng thần kinh làm tăng cường nhu động dạ dày và đường ruột, thúc đẩy bài tiết dịch tiêu hóa. Gừng tươi còn có thể kích thích ruột non, tăng cường chức năng hấp thu của niêm mạc ruột, từ đó đạt hiệu quả khai vị kiện tỳ, thúc đẩy tiêu hóa và cảm giác thèm ăn.

Ăn gừng giúp giải độc, diệt khuẩn

Mùa nóng, nhiều người thích ăn đồ lạnh, một số thực phẩm loại này bị nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài khi ăn vào sẽ gây khó chịu, có thể xuất hiện các triệu chứng như khó thở, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy… Và tinh dầu có trong gừng tươi chính là được dùng để phát huy tác dụng giải độc, diệt khuẩn.

Ăn gừng giúp trừ gió giải hàn

Trời nóng dễ xuất hiện các triệu chứng tỳ vị hư hàn. Gừng tươi có tính ấm, giải hàn, giảm đau, có thể giải quyết tình trạng bị nhiễm lạnh.

Ăn gừng giúp phòng cảm mạo

Đối với người cảm mạo thông thường với các biểu hiện như chóng mặt, khó thở, chảy nước mũi… Nếu uống canh gừng thích hợp sẽ có tác dụng giải cảm, giúp tinh thần tỉnh táo.

Ăn gừng giúp giảm xơ cứng động mạch

Có nghiên cứu đã chứng minh rõ ràng gừng tươi có nhiều hợp chất có khả năng giảm thiểu nguy cơ phát sinh chứng xơ cứng động mạch.

Ảnh minh họa

6 sai lầm nghiêm trọng khi ăn gừng gây hại cho sức khỏe

Gừng có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên, sử dụng gừng không đúng cách, lạm dụng gừng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Các chuyên gia khuyến cáo không dùng gừng trong các trường hợp sau:

Không dùng khi bị trúng nắng

Nước gừng tươi chỉ thích hợp với những người phong hàn cảm mạo, hoặc vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa. Bạn cũng không được dùng cho những người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt, càng không được dùng cho những người bị trúng nắng.

Không ăn quá nhiều gừng

Gừng hiếm khi gây ra các tác dụng phụ nhưng nếu ăn với liều lượng lớn có thể gây ra chứng ợ nóng, tiêu chảy và kích thích miệng. Ngoài ra, người dùng cũng có thể bị ợ hơi, đau bụng, đầy bụng, buồn nôn và luôn cảm giác có mùi gừng trong miệng.

Không ăn gừng bị dập nát

Khi gừng tươi bị dập nát sẽ rất dễ tạo nên độc tố vô cùng mạnh - chất safrole. Khi ăn vào dễ gây tổn hại đến chức năng gan, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản. Vì vậy, khi lựa chọn gừng tươi, nên chọn loại gừng có màu sáng, bề mặt ngoài nhẵn, không vết xước, không dập nát biến chất.

Không ăn nhiều gừng mọc mầm

Gừng mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng rất nguy hiểm nếu dùng. Vì khi chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan.

Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng, có thể làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan.

Nên ăn gừng vào buổi sáng để phát huy công dụng

Nhiều ý kiến cho rằng nếu ăn gừng vào buổi sáng thì sẽ tốt hơn cả uống nhân sâm, còn sử dụng vào buổi tối thì "độc ngang thạch tín". Trước những chia sẻ trên, Đại tá - lương y Bùi Hồng Minh (Hội Đông y quận Ba Đình - Hà Nội) cho biết, câu nói ăn gừng vào buổi tối độc ngang thạch tín chỉ là lời truyền miệng, không có cơ sở khoa học.

Ảnh minh họa

Theo Lương y Minh, trong sách cổ có câu nói này, tuy nhiên đây chỉ là kinh nghiệm chứ nhiều nghiên cứu đều không chứng minh được điều này. Thực tế cho thấy, việc sử dụng gừng vào buổi tối bằng cách này hay cách khác như nấu canh cho thêm chút gừng, gà rang gừng… vẫn được người dân sử dụng thường xuyên vào bữa cơm tối và không ai bị sao cả.

Còn về phương diện Đông y, gừng vẫn được sử dụng trong một số bài thuốc dùng vào buổi tối để trị bệnh, điển hình như việc dùng gừng + muối + mật ong, cô thành viên để ôn ấm thận, an thần giúp ngủ ngon…

Đồng quan điểm trên, lương y Vũ Quốc Trung (Hà Nội) cho biết, gừng có thể chữa được cảm lạnh và là vị thuốc được sử dụng rất phổ biến trong đông y. Theo đó, có khoảng 70% đơn thuốc đông y có vị gừng, qua đó có thể thấy rằng gừng có vị trí cực kỳ quan trọng trong hỗ trợ chữa bệnh.

Còn theo phân tích của y học hiện đại, gừng có chứa tinh dầu 2%–3%, chất nhựa 5%, chất béo 3%, tinh bột và các chất cay như zingeron, shogaola. Gừng được cho là có nhiều công dụng tốt với sức khỏe.

Thực tế, kiêng ăn gừng vào buổi tối là do trong gừng có chứa chất Cineole giúp giải tỏa stress, trị bệnh nhức nửa đầu, giúp tinh thần sảng khoái. Nếu uống hoặc ăn gừng nhiều vào bữa tối, hoặc sau bữa tối sẽ khiến tinh thần sảng khoái và gây mất ngủ…

Theo M.H (th)/Gia Đình.net

Tin liên quan

Tuyệt đối không coi thường tình trạng Ù TAI, có thể là dấu hiệu chấn thương, rối loạn hệ thần...

Không nên chủ quan với chứng ù tai vì nghĩ đó là bệnh vặt, nhưng thực tế, nó còn là...

Em bé chào đời với bàn tay bị dính liền 4 ngón

Sau 4 tiếng, ca phẫu thuật tách ngón tay dính bẩm sinh cho bệnh nhi 4 tuổi đã được các...

Sức khỏe yếu dần đi mà bạn không hề hay biết nếu cứ làm những việc này sau 9 giờ...

Để có một cơ thể mạnh khỏe tràn đầy sức sống nên bỏ ngay 4 việc làm này, nhất là...

Dịch xuất hiện, coi chừng lây bệnh cho trẻ qua nụ hôn

Gần đây bệnh nhi nhiễm vi rút hợp bào RSV gia tăng. Đây là vi rút dễ dàng lây lan...

Ám ảnh về kết cục bi thương nhất của bệnh nhân đột quỵ

Đối với bệnh nhân đột quỵ, ranh giới của sự sống và cái chết vốn mong manh. Thế nhưng, vượt...

Sốt xuất huyết bắt đầu gia tăng ở Đắk Lắk

Tại tỉnh Đắk Lắk, bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang có dấu hiệu gia tăng, nguy cơ sẽ bùng phát...

Nhiều ca nhập viện cấp cứu khi hút thuốc lá điện tử chứa ma túy

Hiện đang trong tháng cao điểm phòng chống tác hại của thuốc lá. Thế nhưng, gần như ngày nào cũng...

Tin mới nhất

Bồ có bầu, chồng lập tức ly hôn để cưới nhưng con vừa chào đời anh đã cuống cuồng về...

3 giờ trước

Ly hôn để cưới bồ đại gia mong đổi đời nào ngờ thành bốc vác, gặp vợ cũ tôi mới...

4 giờ trước

Sau thời gian chăm con dâu ở cữ, mẹ chồng đau lòng khi thấy thái độ của con dâu

4 giờ trước

Chồng tuyên bố chỉ sống bên bồ mới hạnh phúc nhưng ly hôn xong đời tôi lên hương còn anh...

4 giờ trước

Biết mẹ vợ mắc bệnh nặng, chồng tôi có bao nhiêu vàng bán hết và bảo: Còn mẹ là còn...

4 giờ trước

Chồng ngoại tình khi vợ ở cữ, cách xử lý của mẹ chồng khiến con dâu cả đời kính nể

4 giờ trước

Bồ của chồng tới tận nhà “ghi điểm” nhưng mẹ anh chỉ vào vật dưới gầm giường cô ta về...

5 giờ trước

Con dâu bầu bí tặng vòng tay ngọc bích 50 triệu, câu nói của nhân viên bán hàng khiến tôi...

5 giờ trước

Hạnh phúc nghĩ chồng thương con riêng của vợ hết mực, biết sự thật tôi ly hôn gấp

5 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình