Lợi ích của cách ăn dặm kiểu Nhật với bé
Trong thời gian gần đây, nhiều bà mẹ Việt tham khảo, tìm hiểu cách ăn dặm kiểu Nhật để áp dụng với bé nhà mình. Việc áp dụng phương pháp ăn dặm này tại Việt Nam được cho là khá dễ, bởi Nhật Bản cũng là quốc gia châu Á, lương thực chủ yếu là lúa gạo, thức ăn cũng được chế biến từ cá, thịt, trứng, rau, củ, quả.
Nổi tiếng tại Việt Nam từ khoảng năm 2009, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật ( viết tắt là ADKN ) là tổng hợp thực đơn ăn dặm cho bé theo từng giai đoạn và chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng của người Nhật phù hợp với sự phát triển của trẻ nhỏ.
Thông thường, phương pháp này được các mẹ áp dụng khi bé bắt đầu được 5 tháng tuổi và kết thúc khi bé 15 tháng tuổi. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật dựa trên nguyên tắc step-by-step ( từng bước một ). Dựa vào sự phát triển của trẻ, các nghiên cứu khoa học, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đưa ra thực đơn hợp lý từ loãng đến đặc, từ mịn đến thô, mỗi giai đoạn kéo dài trong thời gian ngắn, bé không bị nhàm chán.
Lợi ích to lớn của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật có thể tóm tắt lại là:
Rút ngắn thời gian ăn dặm của bé yêu, cho bé ăn dặm sớm thì bé có thể ăn cơm sớm hơn và hệ tiêu hóa của bé cũng có thể làm quen với các thực phẩm thô tốt hơn.
Tạo bữa ăn vui vẻ cho bé nhờ thực đơn phong phú, không ép không dỗ.
Tập cho bé tính tự lập và chủ động ngay từ bé, tránh cho bé thói quen làm nũng, biếng ăn, kén chọn thức ăn….
Hướng dẫn mẹ Việt cách cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật
Đặc điểm đặc trưng của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là thực đơn phù hợp cho từng giai đoạn của bé. Theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, bé có thể bắt đầu tập làm quen với việc ăn dặm từ 5 tháng tuổi, kéo dài cho đến lúc 15 tháng thì có thể ngừng. Tuy nhiên thực đơn của mỗi giai đoạn sẽ khác nhau tùy vào sự phát triển của bé.
Giai đoạn ăn dặm đầu tiên 5-6 tháng tuổi
Đây là giai đoạn bé bắt đầu tập ăn. Sữa mẹ vẫn rất quan trọng với bé trong giai đoạn này, vì vậy bé chỉ nên bắt đầu với 1 bữa mỗi ngày, sang tháng thứ 6 nếu bé ăn tốt có thể tăng lên 2 bữa mỗi ngày. Bữa đầu tiên sẽ vào lúc 10h sáng, và bữa thứ hai có thể ăn trước 7h tối.
Trong quá trình ăn dặm đầu tiên thì cháo với súp vẫn là món chính trong mọi bữa ăn của trẻ. Các mẹ cần lưu ý kĩ về tỷ lệ gạo nước khi nấu cháo cho bé nhé. Tỉ lệ vàng trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là 1:10. Cháo cần được nấu nhuyễn và mịn, vì giai đoạn này bé vẫn đang quen với sữa mẹ, chưa quen với việc nuốt các loại thức ăn nên nếu thức ăn không được nấu nhuyễn nghiền mịn thì bé sẽ rất khó ăn. Trẻ 5-6 tháng tuổi cũng không thể ăn thức ăn nêm gia vị các chất gia vị này có nhiều chất hóa học và không tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
Về khối lượng ăn cũng sẽ tăng dần để bé dễ thích nghi. Bắt đầu với khoảng 5ml cháo trắng nhuyễn mỗi bữa, tăng dần lên đến 15ml trong tuần đầu tiên và lên khoảng 30ml sau tuần thứ hai. Ngoài cháo, các mẹ hãy đưa những món rau củ vào thực đơn của bé để bổ sung dưỡng chất và kích thích vị giác. Điều đặc biệt của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là thức ăn của bé sẽ được nấu riêng từng phần, việc này giúp bé phân biệt rõ mùi vị và giúp mẹ nhận biết bé thích món nào và ghét món nào để điều chỉnh phù hợp.
...
Ăn dặm giai đoạn 7-8 tháng tuổi
Giai đoạn này các mẹ có thể tăng dần độ đặc và thô của thức ăn lên. Cháo có thể nấu theo tỉ lệ 1:7 thay vì 1:10 như trước. Giai đoạn này bé cũng chưa cần ăn đồ ăn nêm gia vị nên các mẹ không cần phải cho gia vị khi chế biến nhé.
Bữa phụ cũng được tăng cường và chú trọng hơn trong giai đoạn này. Trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, bữa phụ cũng đóng vài trò rất quan trọng. Các món tráng miệng như chuối nạo, nước cam loãng, xoài nạo … sẽ dễ khiến bé thích thú và khiến bé yêu thích các bữa ăn hơn.
Ăn dặm giai đoạn 9-11 tháng tuổi
Đến giai đoạn này, bé chắc chắn đã quen thuộc với những bữa ăn dặm kiểu Nhật mà mẹ nấu rồi, khả năng nhai nuốt cũng tốt hơn. Lúc này bé đã có thể ăn cơm nát hoặc cháo hạt vỡ được nấu với tỉ lệ 1:5. Gia vị có thể nêm nhạt để bé tập quen và không hại đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Ăn dặm giai đoạn từ 12 tháng tuổi trở lên
Đến đây thì các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm vì đây là lúc bé “trưởng thành” trong việc ăn uống rồi, bé có thể ngồi ăn cơm cùng với gia đình và ăn thêm 2 bữa phụ mỗi ngày.
Cứ áp dụng theo thực đơn của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật này, chắc chắn mẹ sẽ “nhàn tênh” trong những chuỗi ngày ăn dặm của bé đó.
Cách chế biến độ thô và độ mềm
Lúc 5-6 tháng thì có thể dùng máy xay nhuyễn, hoặc luộc chín rồi dùng bàn mài mài (với rau củ), hoặc cối nghiền (với rau lá). Từ lỏng đến đặc dần
8 tháng thì cháo hạt, thịt băm nhỏ, khoai tây, bí đỏ luộc chín rồi dùng thìa bằm nát.Giữa giai đoạn cháo hạt và cháo chuyễn (tháng thứ 6-7), có thể dùng cháo gạo vỡ hoạc cối nghiền cho hạt cháo vỡ bớt ra. Tùy vào khả năng tiếp nhận của bé.Độ mềm: miếng cà rốt ấn ngón tay thấy nó nát ra
9 – 10 tháng nếu bé ok, có thể xắt miếng nhỏ 0,5-1cm nấu chín mềm cho bé ăn.
9 tháng: mềm cỡ chuối chín11 tháng: mềm cỡ miếng chuối vừa chín tới1 tuổi-1,5 tuổi: thịt thái thật mỏng xắt miếng nhỏ, cá miếng nhỏ, rau cắt khúc.Độ mềm dùng thìa có thể dễ dàng cắt đứt miếng cà rốt.