Đó chính là cải thảo!
Mùa đông, thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt có những đợt rét đậm, rét hại là thời điểm chúng ta dễ bị nhiễm các loại virus. Chính vì thế, mọi người bắt đầu chú trọng đến việc bổ sung chế độ ăn uống để tăng cường sức đề kháng và dinh dưỡng cho cơ thể.
Ngoài những loại rau củ quả có vào mùa lạnh như cà rốt, súp lơ, su hào… thì cải thảo cũng là loại rau được mọi người ưa chuộng để chế biến các món ăn. Đây là loại rau vừa ngon, vừa giàu dinh dưỡng, dễ trồng, giá rẻ được nhiều người yêu thích bởi vị ngọt mát, không chỉ ngon mà còn giàu vitamin K, axit folic và các chất dinh dưỡng khác.
Cải thảo không chỉ là thực phẩm dinh dưỡng mà còn có tác dụng chữa nhiều loại bệnh. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, bắp cải thảo là nguồn cung cấp vitamin C, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi cảm lạnh và ho. Ngoài ra, vitamin C còn làm tăng tốc độ hấp thụ sắt, từ đó giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và chống lại virus có hại.
Bắp cải thảo còn rất giàu chất xơ, giúp điều hòa chức năng đường ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu. Vì vậy, ăn nhiều cải thảo vào mùa đông không chỉ bổ sung dinh dưỡng mà còn ngăn ngừa cảm lạnh.
Những người bị hen suyễn mãn tính có thể dùng cải thảo như một vị thuốc để bổ sung magie giúp thư giãn cơ phế quản và điều hòa nhịp thở. Vì thế, cải thảo chính là một trong những lựa chọn tốt nhất để cải thiện tình trạng hen suyễn.
Đặc biệt trong cải thảo cũng chứa nhiều nước, giúp cung cấp nước cho cơ thể, hỗ trợ giữ ẩm cho da. Hàm lượng calo trong cải thảo lại rất thấp nên đã trở thành một loại thực phẩm được chị em yêu thích để giảm cân.
Cải thảo có thể chế biến thành rất nhiều món ăn cho gia đình như xào, luộc, muối kim chi, phơi khô để xào hoặc nấu canh ... (Ảnh minh họa)
Theo một số nghiên cứu, cải thảo có 14 loại chất chống ung thư. Trong đó có glucosinolate - một hợp chất có khả năng chống lại chất gây ung thư hoặc chất thúc đẩy tiến triển của bệnh ung thư vượt trội. Đồng thời, trong bắp cải thảo cũng có thành phần kẽm và selenium. Chúng đều có vai trò nhất định trong việc ngăn chặn quá trình phát triển các khối u trong cơ thể.
Trong Đông y, cải thảo được xem là một loại thảo dược mang tính hàn, có thể thanh nhiệt, giải độc, giảm sốt hiệu quả. Những người bị nhiễm virus sốt rét, các bệnh sốt lâu ngày có thể dùng cải thảo như một bài thuốc hỗ trợ giảm sốt một cách tự nhiên và an toàn.
Mặc dù cải tháo rất tốt cho sức khỏe nhưng có một số người không nên ăn. (Ảnh minh họa)
4 nhóm người không nên ăn rau cải thảo
Lưu ý, tuy cải thảo mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng vẫn có những người được khuyến cáo không nên ăn loại rau này như:
- Người có bệnh về tiêu hóa: Bởi cải thảo có tính hàn (lạnh), do đó những người cơ địa lạnh nếu ăn nhiều sẽ gặp gây lạnh bụng, tiêu chảy.
- Người bị táo bón: Nếu ăn cải thảo sống, cải thảo muối, cải thảo được làm thành kim chi sẽ khiến tình trạng táo bón càng thêm nghiêm trọng.
- Người bị đau dạ dày: Cải thảo khi ăn sống, muối chua dễ gây đầy bụng, khiến bệnh đau dạ dày nặng hơn.
- Người đang mang thai: Nếu ăn nhiều sẽ bị khó tiêu, dị ứng, trào ngược thường xuyên, nặng hơn, không tốt cho sức khỏe của chính mình và thai nhi.