Phụ Nữ Sức Khỏe

Mỗi năm cả triệu người tử vong vì bệnh ung thư này, dấu hiệu nhận biết ra sao?

Ung thư phổi là bệnh ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh ung thư trên toàn thể giới cả về số mắc và số ca tử vong. Trong khi đó người bệnh lại đến viện ở giai đoạn rất muộn.

Đứng đầu trong các bệnh ung thư
Số liệu của Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN 2018) cho thấy năm 2018 có 18,1 triệu ca ung thư mới và 9,6 triệu ca tử vong do ung thư.
Một trong 5 nam và một trong 6 nữ trên toàn thế giới có thể bị ung thư trong suốt cuộc đời của họ, và một trong 8 nam và một trong 11 phụ nữ sẽ chết vì căn bệnh này. Tổng số người còn sống trong vòng 5 năm được chẩn đoán ung thư, ước tính là 43,8 triệu người.
Ảnh minh họa: Internet
Đối với ung thư phổi, theo ghi nhận của GLOBOCAN năm 2012 số ca mới mắc ung thư phổi khoảng 1,8 triệu và khoảng 1,6 triệu ca tử vong do ung thư phổi, chiếm 19% số ca tử vong do ung thư.
Đến năm 2018, con số mắc ung thư phổi lên tới gần 2,1 triệu người và con số tử vong là hơn 1,75 triệu người chiếm 18,4 % số bệnh nhân tử vong do bệnh ung thư.
Tại Việt Nam, số ca mắc ung thư phổi năm 2018 khoảng hơn 23 nghìn người chiếm 14,5% số ca mắc ung thư. Ung thư phổi thường được phát hiện ở giai đoạn muộn, khi đã có di căn xa, nên thời gian sống thêm thường ngắn.
Theo bác sĩ Thi Thị Duyên, Khoa Nội Hô hấp, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 cho biết nguyên nhân của ung thư phổi đã được chỉ ra đó là do hút thuốc lá cả chủ động và thụ động.
Hơn 90 % bệnh nhân ung thư phổi đều có tiền sử hút thuốc hoặc trong gia đình chồng con hút thuốc. Chính vì thế các chuyên gia cảnh báo hút thuốc lá thụ động và chủ động đều có nguy cơ ung thư như nhau.
Nguyên nhân khác cũng được đề cập tới như làm việc trong môi trường bụi silic, ô nhiễm môi trường không khí hoặc đột biến gen.
Bác sĩ Duyên cho biết các bệnh nhân đến viện đều ở giai đoạn muộn nên ung thư phổi vẫn là bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong cao như ung thư gan và bệnh nhân chỉ phát hiện được một thời gian ngắn là qua đời vì phát hiện muộn, không điều trị can thiệp được nhiều, một số trường hợp còn bị di căn não.

Dấu hiệu phát hiện bệnh ung thư phổi

Chính vì thế, bác sĩ cảnh báo khi các dấu hiệu sau người bệnh cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khoẻ ngay như ho kéo dài trên 2 tuần, ho ra máu, thường là số lượng ít, dây máu lẫn đờm, máu thường sẫm màu.
Triệu chứng đau tức ngực, ban đầu thường đau liên quan đến vận động, sau thì đau liên tục, uống thuốc giảm đau đỡ ít. Người bệnh có cảm giác khó thở, hút hơi
Ảnh minh họa: Internet
Dấu hiệu bệnh nhân thấy mệt mỏi, sút cân do lúc này bệnh đã tiến triển. Bệnh nhân thường chán ăn, ăn kém, người mệt và sút cân nhanh. Một vài trường hợp người bệnh có thể sờ thấy hạch cổ, sưng đau.
Để tầm soát ung thư phổi, người bệnh có thể làm một số xét nghiệm marker về ung thư phổi kết hợp với chụp phim Xquang tim phổi hay cắt lớp vi tính ngực phổi để đánh giá phát hiện các tổn thương của phổi về mặt hình ảnh.
Một số marker tầm soát ung thư phổi: Cyfra 21-1 trong tầm soát ung thư không tế bào nhỏ của phổi, NSE, PRO-GRP tầm soát ung thư tế bào nhỏ của phổi.
Khi được chẩn đoán ung thư phổi, tuỳ từng trường hợp người bệnh sẽ được đưa ra phác đồ điều trị. Theo bác sĩ Duyên, phương pháp điều trị ung thư phổi có thể là phẫu thuật nếu ở giai đoạn sớm, hoá trị, xạ trị. Đặc biệt là điều trị đích trong ung thư phổi.
Với bệnh ung thư phổi, không tế bào nhỏ liên quan đến các đột biến gen, được xác định thông qua các xét nghiệm sinh học phân tử. Sau đó bác sĩ sẽ có các thuốc điều trị nhắm trúng đích để tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này ít ảnh hưởng đến các tế bào lành, ít tác dụng phụ nên người bệnh đỡ mệt mỏi hơn.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng phương pháp điều trị bằng miễn dịch. Bác sĩ Duyên cho biết phương pháp này giúp tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể, có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư nhờ việc phát hiện ra các điểm kiểm soát tế bào ung thư. Tuy nhiên, giá thành của các thuốc này thường rất cao và bảo hiểm y tế không chi trả cho bệnh nhân.
Bảo Lâm

Tin liên quan

Không phải liệu pháp miễn dịch, 'chìa khóa' điều trị ung thư là gì?

Theo GS Mai Trọng Khoa – Nguyên giám đốc Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai, hiện nay việc...

Liệu pháp điều trị ung thư 'làm mưa làm gió' năm 2018 có tác dụng như nào?

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư được giải Nobel y học năm 2018 có phải là thần...

Căn bệnh ung thư đường tiêu hoá hàng đầu, dấu hiệu nhận biết là gì?

Ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh ung thư nguy hiểm và có tỷ lệ mắc lớn...

Ung thư không ngừng gia tăng, phòng bệnh như thế nào?

Theo PGS Nguyễn Nghiêm Luật – Nguyên giảng viên trường Đại học Y Hà Nội bệnh ung thư đang gia...

Những cách phòng tránh ung thư cổ tử cung mọi phụ nữ cần biết để bảo vệ bản thân

Số lượng phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung càng chiếm tỷ lệ cao. Bạn cần trang bị kiến...

Chuyên gia ung bướu chia sẻ cách chị em tự sàng lọc ung thư vú cho mình  

Cứ 8 người phụ nữ thì có 1 người mắc ung thư vú. Mỗi 5 phút trôi qua lại có...

Cảnh báo: Cô gái 24 tuổi mắc bệnh ung thư gan do thói quen ăn khuya

"Hãy thay đổi thói quen của các bạn trước khi bệnh tật ập tới. Thói quen nào cũng thay đổi...

Tin mới nhất

Tương Viên Lộng 'nhá hàng' loạt ảnh mới, CĐM 'sởn da gà' vì đôi mắt ầng ậng nước của Chương...

7 giờ trước

Vợ trẻ ngoài đôi mươi chỉ còn 1% cơ hội làm mẹ, bác sĩ cảnh báo nhiều phụ nữ cạn...

7 giờ trước

Bí quyết đơn giản giúp mỹ nhân Hàn trẻ đẹp ở tuổi 50, chị em phải tranh thủ áp dụng...

11 giờ trước

Cô gái giảm 40kg nhờ quy tắc ăn "chiếc đĩa", ăn bằng đĩa có thực sự tốt cho sức khỏe...

15 giờ trước

Số người ngộ độc sau ăn bánh mì vượt 560

15 giờ trước

Người phụ nữ 28 tuổi mắc ung thư vú, bác sĩ phát hiện "thủ phạm" có thể là loại nước...

15 giờ trước

Bí quyết dưỡng da bằng nước vo gạo tại nhà

16 giờ trước

Uống nước khi nào là tốt nhất: Trước, trong hay sau bữa ăn?

16 giờ trước

Ngày nào cũng thoa 'ti tỉ' lớp mỹ phẩm chống lão hóa mà da mặt vẫn xuất hiện nếp nhăn,...

17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình