Phụ Nữ Sức Khỏe

Không phải liệu pháp miễn dịch, 'chìa khóa' điều trị ung thư là gì?

Theo GS Mai Trọng Khoa – Nguyên giám đốc Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai, hiện nay việc giải trình đột biến gen đã góp phần rất lớn và điều trị ung thư có đột biến gen.

Điều trị lui bệnh nhờ tìm được gen

Trường hợp của bà N.L.D (77 tuổi, trú tại Hà Đông, Hà Nội) nhập viện vào Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai vì lý do ho máu.

Theo bà D., trước khi nhập viện khoảng 5 tuần, bà D. xuất hiện triệu chứng ho nhiều, ho dây máu kèm tức ngực phải nhẹ, không sốt, đã khám tại tuyến cơ sở, được điều trị theo phác đồ điều trị lao 1 tháng không đỡ.

Sau đó bà D. đến khám tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai, chụp cắt lớp vi tính ngực phát hiện thấy khối u thùy trên phổi phải kích thước 2x4cm, bờ tua gai.

Bà D. được tiến hành sinh thiết u phổi qua nội soi phế quản để làm xét nghiệm giải phẫu bệnh chẩn đoán xác định. Kết quả giải phẫu bệnh là Ung thư biểu mô tuyến của phổi. Xét nghiệm đột biến gen EGFR cho kết quả dương tính, đột biến tại vị trí exon 19.

Bệnh nhân được tiến hành chụp PET/ CT đánh giá giai đoạn bệnh thùy trên phổi phải có khối kích thước 2x4cm. Sau 10 ngày điều trị, bệnh nhân hết ho máu, không còn tức ngực. Tuy nhiên, xuất hiện nổi mụn vùng mặt và cổ mức độ nhẹ, bệnh nhân chấp nhận được.  Sau 2 tháng uống Erlotinib, các triệu chứng lâm sàng cải thiện rõ rệt, xét nghiệm lại thấy chất chỉ điểm u về giới hạn bình thường: CEA: 4,5ng/ml.

Bệnh nhân được tiếp tục duy trì điều trị Erlotinib (Tarceva) hàng ngày, đến thời điểm sau 30 tháng điều trị, bệnh nhân ổn định, chụp PET/CT đánh giá lại: kết quả cho thấy khối u đỉnh phổi phải tan hết, các nốt tổn thương thứ phát phổi trái biến mất.

Ảnh minh họa: Internet

Giáo sư Khoa cho biết đây là một ca lâm sàng về ung thư phổi giai đoạn tiến xa được điều trị đích thành công khi có đột biến gen EGFR, đạt lui bệnh hoàn toàn và hiện tại đã gần 5 năm bệnh nhân vẫn khỏe mạnh và không có dấu hiệu tái phát.

Chìa khóa đánh trúng đích

Theo GS Khoa nếu như trước đây khi chưa có công nghệ sinh học phân tử trong điều trị ung thư thì các bệnh nhân ung thư thường chỉ “đánh đồng” điều trị giống nhau. Ví dụ có bệnh nhân cùng bị ung thư phổi, cùng một giai đoạn bệnh tuy nhiên khi điều trị cùng một loại thuốc thì có bệnh nhân đỡ bệnh nhưng có bệnh nhân bệnh không lui.

Đến nay, GS Khoa cho biết bằng kỹ thuật và công nghệ người ta phát hiện được các biến đổi gen như đột biến gen hoặc biểu lộ quá mức của các gen, protein.

Khi tìm ra nguyên nhân sâu xa của ung thư có do đột biến gen hay không, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định sát hơn. Ví dụ với trường hợp của bà D., các xét nghiệm cho thấy bà có đột biến gen EGFR cho kết quả dương tính và bác sĩ đã lựa chọn được thuốc phù hợp với bệnh của bà.

Ngày nay với tiến bộ của khoa học công nghệ thì tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán sớm có tăng lên, tuy nhiên vẫn còn một số lượng lớn bệnh nhân ung thư phổi ở giai đoạn muộn, đây là thách thức trong quá trình điều trị.

Việc điều trị này không thay thế các phương pháp điều trị cũ như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị mà nó là phương pháp bổ trợ cho phương pháp cũ bởi điều trị ung thư là phải đa mô thức kết hợp các phương pháp khác nhau và đánh việc xác định được tổn thương, đột biến gen như một mũi tên giúp việc điều trị trúng đích hơn.

Trước đây, điều trị hóa chất là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn. Tuy nhiên tác dụng phụ của hóa chất đối với các bệnh nhân cũng nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, đặc biệt là đối với các bệnh nhân thể trạng yếu.

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong Y sinh học, đã có nhiều tiến bộ mới trong điều trị ung thư phổi nói chung, trong đó có ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.

Đặc biệt, trong lĩnh vực sinh học phân tử, các nhà khoa học đã tìm ra các thuốc mới, tác động vào các phân tử đặc hiệu mà các phân tử này cần thiết cho quá trình sinh ung thư và phát triển khối u –GS Khoa nhấn mạnh.

Bảo Lâm

Tin liên quan

Liệu pháp điều trị ung thư 'làm mưa làm gió' năm 2018 có tác dụng như nào?

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư được giải Nobel y học năm 2018 có phải là thần...

Căn bệnh ung thư đường tiêu hoá hàng đầu, dấu hiệu nhận biết là gì?

Ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh ung thư nguy hiểm và có tỷ lệ mắc lớn...

Chuyên gia ung bướu chia sẻ cách chị em tự sàng lọc ung thư vú cho mình  

Cứ 8 người phụ nữ thì có 1 người mắc ung thư vú. Mỗi 5 phút trôi qua lại có...

Ung thư không ngừng gia tăng, phòng bệnh như thế nào?

Theo PGS Nguyễn Nghiêm Luật – Nguyên giảng viên trường Đại học Y Hà Nội bệnh ung thư đang gia...

Những cách phòng tránh ung thư cổ tử cung mọi phụ nữ cần biết để bảo vệ bản thân

Số lượng phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung càng chiếm tỷ lệ cao. Bạn cần trang bị kiến...

Cảnh báo: Cô gái 24 tuổi mắc bệnh ung thư gan do thói quen ăn khuya

"Hãy thay đổi thói quen của các bạn trước khi bệnh tật ập tới. Thói quen nào cũng thay đổi...

Liệu pháp chữa ung thư máu bằng một lần điều trị

Liệu pháp CAR-T giúp trẻ em chiến thắng ung thư bạch cầu Leukaemia và người lớn vượt qua ung thư...

Tin mới nhất

Ăn cháo đậu xanh có "giải độc vắc xin"? Chuyên gia lý giải vì sao cháo đậu xanh cực tốt...

59 phút trước

Bánh mì gây ngộ độc hơn 500 người được chế biến thế nào

1 giờ trước

Phát hiện khuẩn Salmonella trong bệnh phẩm trẻ ngộ độc ở Đồng Nai

1 giờ trước

Nữ Việt kiều tử vong sau phẫu thuật thẩm mỹ

1 giờ trước

Một người chết, nhiều người nhập viện sau bữa cỗ

1 giờ trước

Phẫu thuật bảo tồn vú trong điều trị ung thư giúp phụ nữlấy lại sự tự tin trong cuộc sống

12 giờ trước

NÓNG: Mưa lớn xuất hiện ở Hà Tĩnh sau chuỗi ngày nắng kỷ lục, gây sạt lở đất, 3 công...

12 giờ trước

9 nhóm người được tăng lương hưu sau cải cách tiền lương 1-7

12 giờ trước

"YouTuber nghèo nhất Việt Nam" từ làm phụ hồ đổi đời nhờ clip đồng quê dân dã triệu view, cuộc...

21 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình